Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đông Tây chưa gặp nhau

Người châu Á có cách suy nghĩ và làm từ thiện không giống người phương Tây. Đó là kết luận rút ra từ chuyến đi Trung Quốc của Bill Gates và Warren Buffett để quảng bá chiến dịch The Giving Pledge hồi tháng 9 vừa qua.
 
Chiến dịch The Giving Pledge kêu gọi những người siêu giàu chia sẻ ít nhất 50% tài sản của mình cho các quỹ từ thiện được phát động ở Mỹ từ tháng 6năm nay. Tính đến tuần rồi, đã có 57 tỉ phú hưởng ứng, trong đó có nhà tỉ phú trẻ Mark Zuckerberg, 26 tuổi, cha đẻ mạng Facebook.
 

 Tỉ phú Ấn Độ Azim Premji. Ảnh: Topnews
Trắng tay
 
Không dừng lại ởMỹ, nước có đến 403 tỉ phú, Warren Buffett và Bill Gates lên kế hoạch quảng bá The Giving Pledge toàn cầu. Trung Quốc (TQ) là chặng dừng đầu tiên bởi vì số tỉ phú USD nước này chỉ kém có nước Mỹ mà thôi. Trung Hoa lục địa hiện có 64 tỉ phú và nếu tính thêm tỉ phú Hồng Kông là 89 người.
 
Trước khi đến Bắc Kinh, hai ông Buffett và Gatesphát một bức thư ngỏ khẳng định rằng họ không đến TQđể thúc ép các nhà tỉ phú bản địa chia sẻ tài sản mà chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm làm từ thiện và lắng nghe quan điểm của người TQ về lòng nhân từ.
 
Warren Buffett và Bill Gates phát thiệp mời 50 tỉ phú TQ đến dự tiệc tại một khách sạn 5 sao ở Bắc Kinh vào đêm 29-9 để nghe giới thiệu The Giving Pledge. Danh sách khách mời không được tiết lộ vì lý do tế nhị.
 
Theo lời ông Buffett, có 2/3 khách mời đến dự và ông coi đó là một thành công ngoài mong đợi bởi ôngthừa biết nhận thức về lòng nhân từ của phương Tây có chút khác biệt so với phương Đông. Ông Buffett cũng khéo léo từ chối cung cấp tên những người dự tiệc nhưng theo báo chí địa phương, diễn viên điện ảnh Lý Liên Kiệt; tỉ phú Trịnh Tân, Tổng Giám đốc điều hành Công ty Địa ốc Soho vàtỉ phú Trần Quang Bảo, người từng tuyên bố sẽ hiến cả tài sản làm từ thiện khi qua đời, đã có mặt.
 
Ray Yip, trưởng văn phòng Quỹ Từ thiện Bill và MelindaGates ở TQ, giải thích sự vắng mặt của 1/3 còn lại: “Một số người quá bận, một số sợ bị áp lực tặng tiền hay cam kết làm từ thiện”.
 
Theo hãng tin Reuters, có thể hiểu tại saotỉ phú TQ không có suy nghĩ giống như tỉ phúMỹ về chuyện nhân từ. Họ là thế hệ tỉ phú đầu tiêntrong vòng 30 năm qua vàđa số đi lên từ hai bàn tay trắng. Họ muốn tận hưởng sự giàu có, nếm trải quyền lực của một người “siêu giàu”. Họ cũng muốn để lại tài sản cho con theo truyền thống phương Đông. Dĩ nhiên, họ cũng làm từ thiện, vì đó cũng là một truyền thống, nhưng mức độ như Warren Buffett và Bill Gates thì số đông chưa nghĩ tới.
 
Vả lại ở TQ, hầu hết những cơ quan từ thiện đều củachính quyền và đã xảy ra không ít vụ xì-căng-đan. Cho nên có thể nói, muốn làm từ thiện mạnh tay cũng không dễ.
 


Tỉ phú Lý Liên Kiệt có quỹ từ thiện riêng Foundation, đối tác của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc. Ảnh: CONNECT.IN
 
Quả bom từ thiện Ấn Độ
 
Theo kế hoạch, Warren Buffett và Bill Gates sẽ đến Ấn Độ vào năm tới để tiếp tục quảng bá chiến dịch The Giving Pledge. Nhiều người tiên đoán, cũng giống như ở TQ, hai ông sẽ ra về trắng tay. Nhưng cũng có thể hai ông thuyết phục được một, hai người.
 
Tuần rồi, báo chí Ấn Độ đưa tintỉ phú Azim Premji, Chủ tịch Công ty Wipro Ltd, nhà xuất khẩu phần mềm lớn hàng thứ ba ở Ấn Độ, tuyên bố sẽ chuyển 213 triệu cổ phần trị giá 88,4 tỉ rupee cho quỹ từ thiện mang tên ông. Số tiền này tương đương 2 tỉ USD, trong đó 1 tỉ USD sẽ được dùng vào dự án xây Trường Đại học Vedanta tầm cỡ thế giới ở Orissa.
 
Theo tạp chí Forbes, ông Premji là người giàu thứ ba ở Ấn Độ và thứ 28 trên toàn thế giới với tài sản ước tính trị giá 17 tỉ USD. Cho tới nay,quà từ thiện của ông Premji thuộc loại lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ.
 
Ấn Độ là nền kinh tế có tốc độ phát triển rất nhanh, chỉ đứng sau TQ. Tuy nhiên, hoạt độngtừ thiện ở nước này khá trầm lắng.Đặc biệt, cá nhân và công ty làm từ thiện chỉ đóng góp 10% (so với 75% ở Mỹ) trên tổng số tiền từ thiện của cả nước. 90% còn lạithuộc về các cơ quan từ thiện ngoại quốc vàchính phủ.
 
Dipankar Gupta, một nhà xã hội học nổi tiếng của Ấn Độ, nói các tỉ phú Ấn Độ chưa thể sánh bằng tỉ phú Mỹ vì những yếu tố đặc thù về truyền thống văn hóa và xã hội. Ông giải thích: “Theo truyền thống Ấn, hầu hết tài sản lớn thường là sở hữu của gia đình chứ không phải của cá nhân. Người Mỹ không gặp vấn đề này và còn được trừ thuế nếu làm từ thiện. Do đó, dù có muốn, tỉ phú Ấn Độ cũng khó tự ý trích tài sản để làm từ thiện”.

Một vấn đề khác: Công tác từ thiện chỉ phát triển mạnh khi có lòng tin tiền của mình được dùng đúng mục đích. Nhà nước chưa bảo đảm được điều đó.

Gita Piramal, một nhà sử học kinh tế, nhấn mạnh rằng không giống như người Mỹ, người Ấn Độ thích làm từ thiện một cách âm thầm. Tuy nhiên, nghĩa cử củaông Premji có thể làm thay đổi cục diện. Ấn Độ hiện có 69 tỉ phú.
 
Arpan Sheth, đối tác của Công ty Bain & Co chuyên nghiên cứu vấn đề từ thiện ở Ấn Độ, nhận xét rằng cũng giống như ở TQ, những người “siêu giàu” Ấn Độ có vẻ thích hưởng thụ hơn làm từ thiện vì nền kinh tế nước này chỉ bùng nổ từ thập niên 1990. Ở phương Tây, phải mất từ 50 đến 100 năm hoạt động từ thiện mới rầm rộ như ở Mỹ.

(Theo Thảo Hương/nld)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Mười sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2010
  • Kinh tế thế giới trong tuần: Trung Quốc có ngăn được lạm phát
  • Bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm năm 2011
  • Giấc mộng Trung Hoa: Định vị lại quan hệ Trung – Mỹ
  • Kinh tế 24h qua: Nguy cơ sụp đổ
  • Kinh tế thế giới 2011: “Anh đường anh, tôi đường tôi”?
  • Kinh tế 24h qua: Trung Quốc tiếp tục “mua thế giới”
  • Kinh tế thế giới 2010: “Gió Đông thổi bạt gió Tây”?