Kinh tế Trung Quốc nhanh chóng mở rộng, khi nào Trung Quốc có đủ khả năng vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất Thế giới là thông tin đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các giới.
Dự báo GDP của Mỹ và Trung Quốc trong tương lai
Tạp chí Economist của Anh đã đưa ra hàng loạt dự báo, dự đoán đến năm 2019 Trung Quốc có thể sẽ trở thành lãnh đạo của nền kinh tế Thế giới.
Mỹ dự báo: Năm 2012
Ủy ban đánh giá kinh tế Mỹ gần đây dự đoán, nếu căn cứ theo chỉ số đánh giá sức mua (PPP), Trung Quốc nhanh nhất có thể đến năm 2012 trở thành nền kinh tế lớn nhất Thế giới, bởi vật giá Trung Quốc khá thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đã có những ý kiến khác nhau về việc đánh giá chỉ số này, GDP hiện nay của Trung Quốc chỉ tương đương với 40% của Mỹ, hay còn phải đợi đến khi GDP Trung Quốc vượt Mỹ tính theo tỷ giá thị trường đô la Mỹ thì mới có thể tính trở thành lãnh đạo của nền kinh tế Thế giới.
Goldman Sachs dự đoán: 2027
Goldman Sachs năm 2003 dự đoán, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2041, nhưng sau đó, Goldman Sachs đã thay đổi dự đoán này và dự đoán sớm hơn là vào năm 2027. Ngân hàng Standard Chartered của Anh trong tháng 10 cũng đã dự đoán Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020. Điều này phần nào phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, GDP của Mỹ trong quý III năm nay thực tế vẫn thấp hơn trong tháng 12/2007, còn Trung Quốc đã tăng 28% so với cùng kỳ.
Anh dự đoán: Chậm nhất vào năm 2022
Tờ Economist chỉ ra, nếu GDP thực chất của Trung Quốc và Mỹ đều lần lượt duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình của 10 năm qua, tức Trung Quốc 10,5%; Mỹ 1,7%, mà các điều kiện khác không thay đổi thì GDP của Trung Quốc phải đến năm 2022 mới có thể vượt qua Mỹ.
Tuy nhiên, theo quan điểm trước đây có thể không chính xác, vào trung kỳ của những năm 1980, Nhật Bản lạc quan sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, kết quả lại không như vậy. Hơn nữa, với dân số độ tuổi lao động bắt đầu co lại, tăng trưởng năng suất sản xuất giảm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ bị chậm lại. Việc GDP được tính theo đồng đô la không chỉ quyết định sự tăng trưởng kinh tế thực, mà còn phụ thuộc vào lạm phát và tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ. 10 năm qua, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Mỹ lần lượt là 3,8% và 2,2% và từ cải cách tỷ giá của đồng nhân dân tệ kể từ năm 2005, trung bình hàng năm tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ bằng 4,2%.
Tờ Economist ước tính, nếu trong 10 năm tới, bình quân hàng năm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Mỹ lần lượt là 7,75% và 2,5%, trong khi lạm phát lần lượt là 4% và 1,5%, tỷ giá nhân dân tệ tăng 3%; như vậy Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2019, trở thành người lãnh đạo của nền kinh tế thế giới. Nếu tăng trưởng kinh tế thực của Trung Quốc giảm xuống còn 5% trong khi các điều kiện khác không thay đổi thì Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ đoạt ngôi vị quán quân vào năm 2022. Tất nhiên, người Mỹ vẫn sẽ giàu sang hơn nhiều so với người Trung Quốc vì GDP bình quân đầu người của nó gấp 4 lần so với người dân Trung Quốc.
Học giả Singapores: Trung Quốc sẽ lãnh đạo một "châu Á hài hòa"
Ông Mahbubani - Viện trưởng Viện Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc đại học quốc gia Singapore nói rằng chính phủ Trung Quốc đưa ra quan niệm chính trị về một xã hội hài hòa trong triết học chính trị của Trung Quốc thì chúng ta cần một "châu Á hài hòa".
Ông Mahbubani được coi là cỗ xe tăng tri thức đầu tiên, và đã từng nhậm chức bộ trưởng bộ Ngoại giao Singapore hơn 30 năm. Ông nói rằng phương Tây hiện đang bị xáo trộn bởi sự vực lên của Trung Quốc và đó đã sớm không còn là bí mật. Do đó, phương Tây đang tìm kiếm các liên minh chính trị để áp chế sự vùng lên của Trung Quốc. Tại châu Á, phương Tây đang duy trì quan hệ liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, Ấn Độ và châu Âu cũng thường để ý tới cách tư duy của phương Tây là: nếu có một Ấn Độ mạnh mẽ, nó có thể được sử dụng để cân bằng Trung Quốc.
Ông Mahbubani cho biết:"Hiện nay chúng tôi cần một châu Á hài hòa. Và Trung Quốc sẽ đóng một vai trò hàng đầu để có được châu Á hài hòa, bởi Trung Quốc là quốc gia lớn mạnh nhất ở châu Á, muốn xây dựng trật tự với các nước láng giềng. Trung Quốc cần một chính sách ngoại giao sáng tạo hơn và tích cực hơn để tạo ra một châu Á hài hòa".
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com