Tờ “Global Times” ngày 28/6 đưa tin, hội nghị thượng đỉnh G20 lần này được tổ chức vào 26-27/6, còn hội nghị thượng đỉnh G8 lại diễn ra vào 25-26/6. Ông Naoto Kan, người lần đầu tiên ra mắt vũ đài quốc tế với cương vị Thủ tướng Nhật Bản tại hội nghị G8 đã kiến nghị nên để Trung Quốc gia nhập vào G8.
Nhưng thời báo kinh tế của Nhật Bản - Nihon Keizai Shimbun (Nikkei) lại lo lắng, việc Trung Quốc tham gia có thể sẽ khiến sự tồn tại của Nhật Bản bị tác động. Kỳ thực, việc thảo luận vấn đề có nên mời Trung Quốc gia nhập vào G8 hay không từ lâu đã xuất hiện tại các nước phương Tây, G20 liệu có thay thế G8 hay không mới chính là đề tài nóng hổi nhất hiện nay.
Hội nghị G8 bế mạc hôm 26 đã thông qua một tuyên bố chung, một số phần trong tuyên bố chung này liên quan đến vấn đề chính trị quốc tế có nhiều điểm khác thường. Tuyên bố chỉ trích việc Triều Tiên có lập trường thù địch với Hàn Quốc, hối thúc Iran nhanh chóng mở cuộc đối thoại về chương trình hạt nhân của quốc gia này với cộng đồng quốc tế, yêu cầu quân đội Afghanistan nhanh chóng kiểm soát tình hình và còn đề cập đến mọi mặt của vấn đề Palestine-Israel và Myanmar. Theo đài phát thanh quốc tế Pháp, cùng với sự xuất hiện của G20, G8 và G20 dần dần có sự khác biệt, G8 chuyên phụ trách về tình hình chính trị còn G20 phụ trách về tình hình kinh tế. Nhưng, kênh truyền hình “Deutsche Welle (DW)” của Đức đã dẫn lời một chuyên gia cho biết, các đồng sự Canada của ông cho rằng: Canada có lá cây thích (huy hiệu trên cờ Canada), nhưng nó không đủ lớn để có thể che giấu sự thất bại của 8 nước.
Đài truyền hình Đức hôm 27/2 đã bình luận rằng, G8 chỉ còn lại ý nghĩa hoài cổ, hiện tại nhóm này chỉ còn lưu lại nụ cười gượng. Được biết, để hội nghị thượng đỉnh G8 tiếp theo tổ chức tại Nice, Pháp không nhạt nhẽo, đệ nhất phu nhân nước Pháp sẽ hát. Tờ “Global Post” của Canada cho rằng, trong G20, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, giữa Hồi giáo và Kitô giáo đều thiếu sự nhất trí chung. Nhưng theo bài báo, chính vì thiếu sự đồng thuận này đã giúp G20 trở nên quan trọng như vậy. Sự phân chia hình thái ý thức đã khiến thế kỷ 20 trở thành thời kỳ bi thảm nhất trong lịch sử, do đó sự sống còn của bản thân chúng ta sẽ không tái diễn lịch sử. Vì thế, G20 là niềm hy vọng tốt nhất của sự phồn vinh và hòa bình.
Vai trò của G8 và G20 không giống nhau, nhiệm vụ gánh vác cũng khác nhau, việc Mỹ sắp xếp các vấn đề mang tính khu vực mà bản thân nước này quan tâm như Triều Tiên, Myanmar vào trong chương trình nghị sự thảo luận tại hội nghị G8, cho thấy, Mỹ muốn tận dụng địa vị thống trị của mình để thực hiện tham vọng chính trị của Mỹ, nhưng điều này không thể quyết định việc G8 phụ trách chính trị, còn G20 phụ trách phương hướng phát triển kinh tế, nhưng các nước mới nổi cũng không thể chỉ nói đến kinh tế mà không bàn đến quyền lực chính trị.
(vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com