Suy giảm kinh tế tại châu Á sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong năm 2009 do xuất khẩu vào thị trường các nước phương Tây sụt giảm. Nhưng dù thách thức lớn và nhiều, kinh tế châu Á sẽ vượt qua và hoạt động tốt.
Đây là nhận xét chung của nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới về xu hướng phát triển của châu Á trong năm tới.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2009 sẽ là giai đoạn đầy thách thức với toàn châu Á. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế đang trỗi dậy tại Đông Á (gồm 10 thành viên ASEAN, Hàn Quốc và Trung Quốc) sẽ giảm xuống 5,7%, so với mức ước đạt 6,9% năm 2008. ADB đặc biệt lo ngại về kinh tế Trung Quốc, vốn được xem là một trong những cột trụ tăng trưởng không chỉ của khu vực mà cả thế giới. ADB đã hạ dự đoán tăng trưởng của nước này năm 2009 xuống còn 8,2% từ mức dự kiến 9,5% năm 2008. Ông Đa-ri-út Cô-van-dích (Dariusz Kowalczyk), phụ trách chiến lược đầu tư của CFC Seymour, cho rằng sẽ phải mất một thời gian, các biện pháp mạnh của Trung Quốc nhằm hỗ trợ kinh tế mới ngăn chặn được suy thoái. Kịch bản "lạc quan" nhất là kinh tế nước này suy giảm trong quý IV/2008 và quý I/2009, sau đó tăng trưởng trở lại vào quý II/2009 và được thúc đẩy vào quý III/2009 nhờ tác động của gói kích thích tiền tệ.
Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ hai thế giới đang lún nhanh vào suy thoái. Trong ba nền kinh tế lớn ở Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc), giáo sư kinh tế Trần Nam Bình thuộc Đại học New South Wales (Ô-xtrây-li-a) cho rằng Nhật Bản là quốc gia gặp khó khăn hơn cả vì đã chính thức rơi vào suy thoái, và ít nhất tình trạng này sẽ kéo dài đến hết nửa đầu năm 2009, thậm chí có thể rơi vào tình trạng thiểu phát.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính tăng trưởng GDP thực tế tại các nước Đông Á đang trỗi dậy sẽ chỉ đạt 6,7% năm 2009, so với 10,5% năm 2007 và 8,5% năm 2008. Về ba nước Việt
Tuy nhiên theo ADB, các nước Đông Á nói riêng và toàn bộ châu Á nói chung vẫn có khả năng tránh được những tác động xấu nhất do khủng hoảng gây nên, nếu lãnh đạo các nước này thành công trong kích cầu nội địa, tăng chi tiêu công cộng bằng cách mạnh dạn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để tiếp sức cho khu vực kinh tế tư nhân đang cạn vốn.
WB cũng ghi nhận: “Các quốc gia châu Á sẽ ở vị thế thuận lợi hơn để đối phó với khủng hoảng chừng nào họ duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển hướng xuất khẩu sang các khu vực tăng trưởng nhanh trên thế giới, thay thế cầu bên ngoài bằng cầu nội địa và tiếp tục các cải cách cơ cấu để tăng cường khả năng cạnh tranh”.
Ông Ni-cô-la Quan (Nicholas Kwan), chuyên gia kinh tế của Standard Chartered, nhận định rằng quý I/2009 có thể sẽ khắc nghiệt nhất đối với khu vực châu Á, tuy nhiên, "sau cơn bĩ cực sẽ đến hồi thái lai".
Khác với nhiều đối tác phương Tây, nhiều ngân hàng của châu Á tránh được những mất mát lớn do nợ khó đòi. Thêm vào đó, các quốc gia trong khu vực đã thiết lập một hệ thống rộng rãi trao đổi ngoại tệ nhằm ổn định đồng tiền, tránh tổn thất. Như vậy, so với các khu vực khác, châu Á không phải là nơi chịu tác động mạnh nhất nhưng lại có điều kiện thuận lợi nhất để thoát khỏi khủng hoảng một cách vững vàng hơn và sẽ đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế thế giới./.
(Theo báo Hà nội mới )
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com