Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc gia nào được “yêu thích” nhất?

Trong cuộc khảo sát này hơn 13.000 người từ 21 quốc gia trên thế giới đã được tham gia phỏng vấn theo kế hoạch thăm dò dư luận thế giới hàng năm và do công ty thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý quốc tế Globe Scan với chương trình PiPa (thái độ đối với các chính sách quốc tế) tại trường ĐH Maryland trong 10 tuần đến ngày 1/2/2009.
 

Đức là quốc gia dành được nhiều thiện cảm của người dân thế giới nhất

Đức là quốc gia dành được nhiều thiện cảm của người dân thế giới nhất
 

Trong cuộc khảo sát năm ngoái cũng với 21 nước trên thì người dân thế giới thiên về ý kiến cho rằng Nga và Trung Quốc có ảnh hưởng tích cực tới thế giới. Tuy nhiên quan điểm đó đối với Trung Quốc đã có những thay đổi, với 40% là tỷ lệ tiêu cực và chỉ 39% là tích cực.


Ông Doug Miller - Chủ tịch của công ty Globe Scan: “Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy Trung Quốc phải học hỏi nhiều về cách giành niềm tin của người dân thế giới.” Ông còn nói thêm: “Dường như những thành công của Olympic Games vẫn không đủ để trấn an những mối lo của người dân toàn cầu.”


Cuộc trưng cầu dân ý cũng cho thấy về cơ bản nhiều người dân trên thế giới ít tin tưởng hơn về những ảnh hưởng của Nga với kết quả 42% tiêu cực so với 30% tích cực. Theo ông Miller: “Về phía Nga, họ càng hành động theo kiểu Liên Xô cũ bao nhiêu thì càng ít người nước ngoài thích họ bấy nhiêu.” Cuộc trưng cầu dân ý của công ty dịch vụ thế giới cũng đang thăm dò những ý kiến về ảnh hưởng của các quốc gia đối với thế giới kể từ năm 2005.


Mặc dù cuộc khảo sát này được tiến hành sau cuộc bầu cử Tổng thống Barack Obama nhưng 43% tỷ lệ đánh giá tiêu cực vẫn thuộc về Mỹ. Lần đầu tiên kể từ năm 2005 Mỹ vượt trội so với Nga về tỷ lệ tích cực với con số trung bình là 40% so với mức năm ngoái chỉ với 35%. Tuy nhiên quốc gia này vẫn bị đánh giá tiêu cực với 43%, giảm so với mức 47% của năm ngoái. Những ý kiến tích cực đối với Mỹ đã được mở rộng ở 6 quốc gia nhưng những thái độ với Nga và Trung Quốc thì ngày càng theo chiều hướng tiêu cực trong khi những người dân châu Âu thì có ít thay đổi trong ý kiến. “Mặc dù các cuộc khảo sát của Hãng tin BBC cho thấy hầu hết người dân trên thế giới hi vọng rằng Tổng thống Barack Obama sẽ mở rộng mối quan hệ của Mỹ với thế giới nhưng rõ ràng việc ông đắc cử không đủ để thay đổi tình thế.” – Ông Steven Kull - giám đốc của chương trình Pipa nói - “Mọi người vẫn mong đợi chứng kiến những thay đổi đáng kể từ phía các chính sách của Mỹ.”


Đức đã từng được đánh giá tốt nhất trong cuộc khảo sát này ở hầu hết các quốc gia và 61% người dân thế giới đánh giá tích cực, so với năm ngoái là 55%. Anh cũng bứt phá thêm 7 điểm với 58% người dân đánh giá có ảnh hưởng tích cực. Vẫn giống như năm ngoái các nước Iran, Israel, Pakistan và Bắc Triều Tiên đều bị đánh giá tiêu cực nhất.

 

(theo BBC)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thương mại toàn cầu năm 2008 chỉ tăng trưởng 4%
  • Triển vọng kinh tế thế giới năm 2009-10
  • Biện pháp giúp châu Á thoát khủng hoảng
  • Năm 2009, thế giới đối mặt với khủng hoảng việc làm
  • Chín xu hướng năm 2009 trong bối cảnh thế giới biến động
  • Ai hưởng lợi từ cuộc xung đột khí đốt?
  • Đi tìm “sắc hồng” cho kinh tế 2009
  • Kinh tế Trung Quốc tác động xấu đến kinh tế toàn cầu