Nhân loại vẫn còn một con đường rất dài ở phía trước để đi tới nền thịnh vượng chung, theo Giáo sư Angus Maddison.
Angus Maddison (*), sử gia kinh tế Anh, là người đã ước lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia lớn trên thế giới từ năm 1 sau Công nguyên. Gần đây, những nghiên cứu của ông thường được sử dụng để kể lại câu chuyện hấp dẫn về một thực tế lịch sử là: Ấn Độ và Trung Quốc thường chiếm một tỷ lệ cao trong tổng GPD của thế giới cho đến năm 1600, nhưng bắt đầu suy giảm sau khi hai quốc gia này bỏ lỡ cuộc Cách mạng công nghiệp. Với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trong những thập niên gần đây, tỷ lệ GDP của hai nền kinh tế này trong tổng GDP của thế giới lại tiếp tục gia tăng một lần nữa. Nghiên cứu của Maddison dựa trên giá trị của đồng đô-la Mỹ vào năm 1990 và quy đổi theo ngang giá sức mua (PPP). Theo tính toán của ông , vào năm 1000 sau Công nguyên, tổng giá trị GDP của Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tới 50,5% của thế giới. Tới năm 1600, tỷ lệ này lên tới 51,4%, trong đó Trung Quốc chiếm tới 29% và Ấn Độ chiếm 22,4%. Một trăm năm sau đó, vào năm 1700, tỷ lệ của Trung Quốc suy giảm, nhưng tỷ lệ của Ấn Độ đã lên tới 24,4%. Tuy vậy, tỷ lệ của Ấn Độ đã giảm xuống còn 16,1% vào năm 1800 và còn 12,2% vào năm 1870. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, đến năm 2015, GDP của Ấn Độ sẽ chỉ chiếm 6,1% tổng GDP của thế giới. Như vậy, chủ nghĩa thuộc địa thật sự đáng bị lên án? Phải chăng quá trình thực dân hóa của Anh tại Ấn Độ đã làm nghèo đi một quốc gia đã từng rất giàu có? Hay sự suy giảm này phụ thuộc chủ yếu và sự gia tăng năng suất của nền kinh tế tại châu Âu? Trên thực tế, sự gia tăng trong GDP của Ấn Độ từ năm 1500 đến năm 1600 là 22,7%, từ năm 1600 đến năm 1700 là 22,2%, và từ năm 1700 đến năm 1820 là 21%. Như vậy, không có sự suy giảm đáng kể trong tốc độ gia tăng của GDP trong giai đoạn từ năm 1500 đến năm 1820. Tất nhiên, chúng ta có thể giả định rằng GDP của Ấn Độ kể từ năm 1820 trở đi sẽ tiếp tục gia tăng nếu quốc gia này không rơi vào tay của thực dân Anh. Nhưng trong gian đoạn này, Trung Quốc, mặc dù bị đe dọa bởi các cường quốc phương Tây, nhưng vẫn là một quốc gia độc lập, thế mà tỷ lệ tăng trưởng của họ cũng không lấy gì làm tự hào. Số liệu đã chỉ ra rằng rằng trong suốt 100 năm đầu tiên thực dân Anh đô hộ Ấn Độ, tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế cũng không có đột biến gì đáng kể. Ấn Độ có thực sự là một nước giàu có trước khi người Anh đến hay không? Các số liệu được thu thập chủ yếu để ước lượng GDP của Maddison nhằm chỉ ra tỷ lệ của Ấn Độ và Trung Quốc trong tổng GDP của thế giới qua từng thời kỳ. Nhưng còn một công dân Ấn Độ hoặc Trung Quốc trung bình thì sao? Phải chăng hai quốc gia này có GDP lớn hơn đơn giản vì họ có dân số lớn hơn? Những vấn đề đó đã được trả lời bằng những ước lượng của Maddison về GDP bình quân đầu người, vẫn trên cơ sở giá trị đồng đô-la Mỹ và năm 1990 và quy đổi theo ngang giá sức mua (PPP). Vào năm 1 sau Công nguyên, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ là 450 USD, tương đương với Trung Quốc. Nhưng nước Ý trong thời kỳ của Đế chế La Mã đã đạt được GDP bình quân đầu người là 809 USD. Vào năm 1000 sau Công nguyên, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ vẫn là 450 USD và Trung Quốc là 466 USD. Nhưng vào thời điểm này, mức trung bình của các nước Tây Phi, như Thổ Nhĩ Kỳ và I-rắc đã ở mức cao hơn nhiều, cụ thể là 621USD. Nếu xét về bình diện thịnh vượng chung, thì sau một thiên niên kỷ, các nước Ả-rập đã đạt tới mức độ thịnh vượng cao hơn so với Ấn Độ và Trung Quốc. Thành phố Bát-đa khi đó đã trở thành trung tâm quyền lực chính trị của thế giới, đồng thời khoa học và văn hóa phát triển rực rỡ trên toàn lãnh thổ của thế giới Ả-rập. Bảng 1.GDP của các quốc gia theo thời gian (đơn vị: triệu USD)** (Tính toán dựa trên giá trị của đồng đô-la Mỹ năm 1990, và quy đổi theo ngang giá sức mua [PPP]) Năm 1 1000 1500 1600 1700 1820 1913 1950 2003 Quốc gia Trung Quốc 26.820 26.550 61.800 96.000 82.800 228.600 241.431 244.985 6.187.984 Ấn Độ 33.750 33.750 60.500 74.250 90.750 111.417 204.242 222.222 2.267.136 Nhật Bản 1.200 3.188 7.700 9.620 15.390 20.739 71.653 160.966 2.699.261 Tây Phi 10.120 12.415 10.495 12.637 12.291 15.270 40.588 106.283 1.473.739 Anh 320 800 2.815 6.007 10.709 36.232 224.618 347.850 1.280.625 Mỹ 272 520 800 600 527 12.548 517.383 1.455.916 8.430.762 Thế giới 105.402 120.379 248.445 331.562 371.428 694.598 2.733.365 5.331.689 40.913.389 Tuy vậy, đến năm 1500, các trung tâm của sự thịnh vượng toàn cầu đã dịch chuyển. Vào thời điểm này, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ là 550 USD, và Trung Quốc là 600 USD. Trong khi đó GDP bình quân của thế giới Ả-rập đã suy giảm. Nhưng mức sống tại Tây Âu vào thời điểm này đã phát triển hơn rất nhiều. Nước Ý dẫn đầu với thu nhập bình quân đầu người lên tới 1.100 USD, tiếp theo là Hà Lan với mức 761 USD. Đó là nước Ý của thời kỳ Phục hưng, với những Michelangelo, Lenonardo da Vinci, và Raphael. Nước Anh chỉ thấp hơn một chút, với mức 714 USD. Vào năm 1600, trung tâm của châu Âu đã dịch chuyển lên phía Bắc, và kỷ nguyên vàng của Hà Lan bắt đầu. Thu nhập bình quân đầu người của Hà Lan vào năm 1600 là 1.381 USD, trong khi nước Anh vào thời đại của Shakespeare chỉ đạt mức 974 USD. Năm 1600 cũng là năm mà Công ty Đông Ấn được thành lập. Tương phản với châu Âu, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ vào năm 1600 chỉ là 550 đô-la, và Trung Quốc là 600 đô-la. Lưu ý rằng Ireland, vốn là một trong những nước nghèo nhất của vùng Tây Âu, cũng đã đạt tới ngưỡng 615 đô-la, cao hơn so với cả Ấn Độ lẫn trung Quốc. Tóm lại, GDP bình quân đầu người đã phản ánh sự thay đổi trong sức mạnh quốc gia, sự thịnh vượng và các thành tựu văn hóa cũng như khoa học. Bảng 2.GDP bình quân đầu người của các quốc gia theo thời gian (Tính toán dựa trên giá trị của đồng đô-la Mỹ năm 1990, và quy đổi theo ngang giá sức mua [PPP]) Năm 1 1000 1500 1600 1700 1820 1870 1913 1950 1973 2003 Quốc gia Trung Quốc 450 450 600 600 600 600 530 552 448 838 4.803 Ấn Độ 450 450 550 550 550 533 533 673 619 853 2.160 Nhật Bản 400 425 500 520 570 669 737 1.387 1.921 11.434 21.218 Tây Phi 522 621 590 591 591 607 742 1.042 1.776 4.854 5.899 Anh 400 400 714 974 1.250 1.706 3.190 4.921 6.939 12.025 21.310 Mỹ 400 400 400 400 527 1.257 2.445 5.301 9.561 16.689 29.037 Thế giới 467 450 566 596 616 667 873 1.526 2.113 4.091 6.51ải Phải đến năm 1981, Ấn Độ mới đạt được mức thu nhập bình quân đầu người là 977 USD, tương đương với nước Anh vào năm 1600. Và cũng phải đến tận năm 1993, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ mới đạt đến ngưỡng 1.399 USD, tức là mới vượt qua một chút so với ngưỡng mà Hà Lan đã đạt được vào năm 1600. Những tính toán của Maddison cho thấy, vào năm 2008, GDP bình quân đầu người (vẫn tính theo giá trị của đồng đô-la Mỹ năm 1990 và quy đổi theo ngang giá sức mua [PPP]) của Ấn Độ là 2.975 USD, chỉ bằng 39% so với mức trung bình của thế giới là 7.614 USD. Nhân loại vẫn còn một con đường rất dài ở phía trước để đi tới nền thịnh vượng chung. * Giáo sư Angus Maddison (1926-2010) tốt nghiệp Đại học Cambridge và làm việc nhiều năm tại Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) trên cương vị Giám đốc điều hành Tiểu ban phát triển kinh tế của OECD. Là chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực kinh tế sử lượng (cliometrics), thông qua các nghiên cứu định lượng của mình, Maddison đã chỉ ra những nguyên nhân tạo ra sự thịnh vượng hay khốn cùng của các quốc gia trong suốt 2000 năm phát triển và hiện đại hóa. Các nghiên cứu so sánh của ông về lịch sử phát triển kinh tế của Trung Quốc và của châu Âu là những đóng góp to lớn của ông cho kinh tế học hiện đại. Ông còn có nhiều đóng góp quan trọng cho kinh tế học thông qua việc xây dựng các hệ cơ sở dữ liệu về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, và xây dựng hệ thống tài khoản quốc gia.
ẤnĐộ, thời oanh liệt nay còn đâu. Nguồn: hoangphongtuan
( Theo Lâm Vũ (lược dịch từ LiveMint.com) // vnr500.vn )
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com