Việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu vốn đã luôn là nguồn gốc của xung đột giữa các quốc gia. Do đó, thế giới cần phải tìm kiếm sự đồng thuận thương mại có lợi giữa các bên để tránh xung đột liên quan tới vấn đề này.
![]() |
WTO khuyến nghị các quốc gia không nên sử dụng nguồn nguyên liệu như một thứ "vũ khí". Ảnh minh họa |
Đó là thông điệp chính của báo cáo "Thương mại toàn cầu 2010" mà Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố đồng thời tại Geneva và Thượng Hải. WTO khuyến nghị các quốc gia không nên sử dụng nguồn nguyên liệu đang sở hữu làm "vũ khí" nhằm khuếch trương lợi ích chính trị và thương mại của mình.
Trong lịch sử đã có không ít các cuộc xung đột liên quan tới nguồn nguyên liệu. Chẳng hạn, năm 1973, các quốc gia Ảrập đã sử dụng "vũ khí dầu mỏ" nhằm trả đũa sự hỗ trợ của một số nước châu Âu và Mỹ với Israel. Hay mới đây, Indonesia đã cấm xuất khẩu nguyên liệu, khiến ngành công nghiệp gỗ của Italia bị tê liệt.
Năm 2008, EU đã sẵn sàng đấu tranh chống lại mọi rào cản liên quan tới việc tiếp cận với nguồn nguyên liệu và thực hiện một chính sách ngoại giao chuyên biệt nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho các xí nghiệp, nhà máy của mình.
Một ví dụ khác, vào tháng 6/2009, Mỹ và EU đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO với lý do cho rằng Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm - nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực điện tử. Vụ kiện này cho tới nay vẫn chưa được giải quyết…
Trước bối cảnh này, WTO đã kêu gọi các quốc gia thành viên cùng nhau xây dựng luật lệ nhằm tránh các cuộc xung đột giữa các nước sản xuất và tiêu thụ nguyên vật liệu và mời các nước cùng đàm phán để đi tới đồng thuận trong lĩnh vực này.
Trong năm 2008, mậu dịch nguyên vật liệu toàn cầu đạt 3.700 tỷ USD, chiếm 24% thương mại thế giới và tăng gấp 6 lần so với năm 1998./.
(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com