Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới tuần qua: Nước Mỹ lại gây chú ý

Đó là việc nền kinh tế nước này có thêm 600 tỷ USD cho quá trình phục hồi và cuộc bầu cử giữa kỳ mà kết quả, Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soá Hạ viện.

Mỹ chi 600 tỷ USD kích thích phục hồi kinh tế - Ảnh minh họa

Ngày 3/11, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan quyết sách hàng đầu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nhất trí đưa 600 tỷ USD vào nền kinh tế nhằm kích thích sự phục hồi của kinh tế Mỹ, đồng thời FED cũng quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản thấp kỷ lục từ 0-0,25%.

Nhiều nhà phân tích và ngay cả những người ủng hộ  cho rằng chính sách cuae FED có thể phản tác dụng, dẫn đến 2 hậu quả.

Thứ nhất, chiến lược của FED có thể khiến đồng USD đã yếu lại càng yếu hơn. Bởi  một quốc gia khi cắt giảm lãi suất sẽ khiến đồng nội tệ của mình trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đồng USD yếu lại gây khó khăn cho người dân Mỹ vì bất kỳ loại hàng hoá nào được sản xuất ở nước khác cũng trở nên đắt đỏ hơn.

Thứ hai, động thái của chính sách này có thể tạo ra các “bong bóng” vì các nhà đầu cơ khi được vay tiền với lãi suất thấp hơn sẽ đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, hàng hóa và các thị trường hải ngoại khác và kết quả là có thể đẩy giá những tài sản này lên quá cao.

Phản ứng trước quyết định của FED, các nhà hoạch định chính sách của các cường quốc kinh tế mới nổi tại Mỹ Latinh và châu Á ngày 4/11 đã cam kết sẽ thi hành những biện pháp để kiềm chế các luồng vốn đổ vào nước mình.

Các nền kinh tế mới nổi đã tỏ ra bất mãn trước động thái của FED, khiến khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận quan trọng nào về tình trạng mất cân đối toàn cầu và tiền tệ tại Hội nghị G-20 vào tuần tới tại Seoul trở nên khoa khăn hơn.

Còntrên chính trường nước Mỹ, sự kiện nổi bật nhất tuần qua là cuộc bẩu cử giữa kỳ hôm 2/11 với kết quả là Đảng Cộng hòa giành thắng lợi lớn, trong khi Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama mất quyền kiểm soát tại Hạ viện và chỉ may mắn giữ được chút ưu thế tại Thượng viện khi giành được 51 ghế (Đảng Cộng hoà 46 ghế). Kết quả uộc bầu Thống đốc các bang, Đảng Cộng hòa cũng giành đa số trong cuộc đua quan trọng với  37 ghế.

Đây được coi là thất bại nặng nề của Đảng Dân chủ và cũng được xem là lời cảnh báo đối với Tổng thống Barack Obama trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012. 

Theo các nhà phân tích, kinh tế khó khăn khiến người dân bất bình với chính quyền của Đảng Dân chủ là nguyên nhân chính khiến Đảng này thất bại. Tuy  các thống kê vĩ mô cho thấy nền kinh tế Mỹ đã có tín hiệu khả quan, nhưng đa số người dân Mỹ đều cho rằng cuộc sống của họ không có chút chuyển biến nào và họ vẫn quy trách nhiệm về tình cảnh khó khăn hiện nay cho đương kim Tổng thống Obama, bởi ông đã cầm quyền gần nửa nhiệm kỳ, nhưng tình hình đất nước chưa có nhiều biến chuyển.

Kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ đã không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích.

Mất quyền kiểm soát Hạ viện - đồng nghĩa với việc thêm nhiều khó khăn cho chính quyền của Tổng thống Barack Obama trong nửa nhiệm kỳ còn lại.

Những ngày gần đây, một sự kiện đáng lo ngại là làn sóng khủng bố bằng bom thư ở châu Âu khi các bưu kiện chứa bom thư gửi đến địa chỉ nhiều nhà lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Đức, Thủ tướng Italia cùng hàng loạt Đại sứ quán các nước châu Âu tại thủ đô Athens của Hy Lạp.

Tuy các thư bom chưa gây thiệt hại đáng kể nào, song nó cho thấy một hình thức mới của khủng bố và châu Âu đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Nhiều nước châu Âu đã tăng cường các biện pháp an ninh, trong đó có việc đình chỉ nhận các gói bưu phẩm được gửi đi từ Hy Lạp và Yemen, nước được coi là căn cứ địa mới của bọn khủng bố có quan hệ với Al Qaeda.

(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế thế giới hồi phục không đồng đều sau khủng hoảng
  • Kinh tế 24h qua: “Bóng ma” nợ công trở lại
  • Điện thoại di động có thể giúp giảm đói nghèo
  • Thế giới tuần 1 - 7/11: Mừng và lo
  • Nạn cướp biển trên thế giới có chiều hướng gia tăng
  • IEA nâng mức dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới
  • Nhiệt độ chín tháng đầu năm nay nóng nhất lịch sử
  • Quan hệ cộng sinh giữa Đức và Trung Quốc trên chiến trường kinh tế - công nghệ