Ngày 25-11, Thành ủy Hà Nội họp thảo luận tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Ðồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì.
Các ý kiến thảo luận tại hội nghị nhất trí đánh giá, năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của thiên tai, Hà Nội vẫn triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các công việc chuyển giao, hợp nhất đã cơ bản hoàn tất, các giao dịch của tổ chức, công dân không bị xáo trộn... Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thủ đô sau khi mở rộng dự kiến tăng 10,58%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,8%, kim ngạch xuất khẩu địa phương tăng 25,2%, tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng là 428 nghìn tỷ đồng, huy động vốn đầu tư xã hội ước đạt 97.697 tỷ đồng, tăng 19,3%...
Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, các ý kiến thống nhất đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2009 là từ 9,5 đến 10%, đồng thời nhấn mạnh tám giải pháp chủ yếu. Ðó là, tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính. Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống, có các giải pháp cụ thể thực hiện các cơ chế chính sách vĩ mô của Trung ương. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý theo quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, quan tâm cải thiện chất lượng môi trường. Ðẩy mạnh phát triển các sự nghiệp văn hóa - xã hội, tích cực triển khai chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính...
Phát biểu ý kiến chỉ đạo, đồng chí Phạm Quang Nghị khẳng định, năm 2009 là năm có ý nghĩa quan trọng, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; thành phố vẫn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng năm nhiệm vụ công tác và hai khâu đột phá là công tác cán bộ và cải cách hành chính. Các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đúng tiến độ nhưng phải bảo đảm chất lượng. Ðồng chí yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành theo hướng sâu sát hơn, quyết liệt hơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc, phối hợp công tác.
* Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã thông qua chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.
Các chỉ tiêu cụ thể như sau: giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ 11% trở lên; cơ cấu kinh tế: công nghiệp, xây dựng đạt 40,2%, dịch vụ 37,1%, nông - lâm nghiệp 22,7%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20%; giữ vững chỉ tiêu xuất khẩu 121 triệu USD; thu ngân sách phấn đấu đạt 1.145 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5% trở lên; phấn đấu mỗi năm phát triển thêm 4% đảng viên.
Về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản giai đoạn 2008-2015, Thái Nguyên thực hiện phương án đầu tư cho giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn 2020 trên địa bàn toàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, khai thác, chế biến các loại quặng và các điểm mỏ trên địa bàn. Trong khai thác, thăm dò, quy hoạch khoáng sản, đặc biệt chú ý vấn đề bảo vệ môi trường, ưu tiên chế biến sâu và coi trọng lợi ích địa phương nơi có khoáng sản, lợi ích Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp. Về công nghiệp, tỉnh đẩy mạnh chế biến, bám sát thị trường và phát triển dịch vụ. Nhiệm vụ trọng tâm là tập trung thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, nhất là phát triển giao thông; tiếp tục cải cách hành chính, đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Hiệp hội các đoàn DN vận tải ô tô và bến xe thuộc khu vực phía Bắc vừa dự báo: Năm 2009 giá cước vận tải sẽ tăng do nhiều yếu tố đầu vào của giá cước vận tải tăng cao.
Hiện nay, nhiều loại ô tô đang giảm giá mạnh. Thế nhưng, các DN ôtô dự báo, năm 2009 giá xe sẽ tăng lên, trong khi sức mua suy giảm rõ rệt, điều này sẽ đẩy thị trường ôtô Việt Nam rơi vào cảnh hắt hiu, ảm đạm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhận định thị trường BĐS năm 2009 sẽ còn gặp nhiều khó khăn và nếu có thị phần gặp thuận lợi thì đó là mảng nhà ở giá rẻ.
Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á, công bố hôm 10.12, chuyên gia kinh tế của WB nhận xét, các quốc gia Đông Á bước vào cuộc khủng hoảng hiện nay với sự chuẩn bị tốt hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
Năm 2008, TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP 11%. Năm 2009, mặc dù kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn đề ra mục tiêu phấn đấu GDP 10% trở lên.
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" và không ít người cho rằng điều tệ hại này sẽ còn kéo dài sang năm tới.
Hôm nay, 9/12, các đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 của Thành phố.
Từ đầu năm đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của các DN Việt Nam vẫn diễn ra theo hướng chủ động, với hơn 50 dự án thông qua tổng vốn đăng ký hơn 500 triệu USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tiếp tục lan rộng trên quy mô toàn cầu và chưa có khả năng kết thúc sớm. Theo nhiều dự báo thì tăng trưởng kinh tế thế giới 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2008. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan và ngành dầu khí Việt Nam về chủ trương điều chỉnh một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2006-2010 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, bộ sẽ sớm trình Chính phủ các giải pháp cụ thể để thúc đẩy đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên các dự án có hiệu quả và đặc biệt, sẽ tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư, coi đó là khâu trọng tâm trong năm 2009.
Tháng 8-2008, Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) chính thức cắt thép đóng mới tàu biển. Đây là sự kiện quan trọng của ngành công nghiệp địa phương. Để chuẩn bị cho lĩnh vực này, Công ty đã đầu tư những thiết bị máy móc hiện đại, đồng thời tiếp cận kỹ thuật đóng tàu tiên tiến của Hàn Quốc - một cường quốc về công nghiệp đóng tàu.