Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, bộ sẽ sớm trình Chính phủ các giải pháp cụ thể để thúc đẩy đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên các dự án có hiệu quả và đặc biệt, sẽ tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư, coi đó là khâu trọng tâm trong năm 2009.
Bên lề Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch và Đầu tư vừa được tổ chức nhằm bàn về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã trao đổi với báo chí về các vấn đề: Đầu tư công, hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và xây dựng Chiến lược ngành kế hoạch - đầu tư.
ĐA DẠNG HÓA CÁCHÌNH THỨC ĐẦU TƯ
* Thưa Bộ trưởng, để thực hiện kiềm chế lạm phát, năm 2008, Chính phủ đã đề ra một gói giải pháp, trong đó có cắt giảm đầu tư công. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả giả pháp này trong thời gian qua?
- Năm 2008, các bộ, ngành và địa phương đã rà soát, đình hoãn hơn 1.200 dự án với số vốn đã bố trí kế hoạch năm 2008 là hơn 1.880 tỉ đồng, dãn tiến độ 765 dự án với số vốn đã bố trí hơn 4.110 tỉ đồng; các tập đoàn và tổng công ty cũng hoãn khởi công 214 dự án, ngừng triển khai 533 dự án và giãn tiến độ thực hiện 378 dự án với tổng giá trị hơn 33.590 tỉ đồng.
Nhìn chung, việc rà soát, đình hoãn, cắt giảm đầu tư công đã mang lại hiệu quả rất lớn, giúp tiết kiệm trong chi tiêu, sắp xếp các dự án hợp lý hơn, tập trung bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, cần thiết. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc cắt giảm, sắp xếp lại các công trình có đầu tư công rất hiệu quả, mang lại kết quả tốt trong mục tiêu kiềm chế lạm phát. Hiện nay chỉ số lạm phát đã giảm, ước cả năm sẽ vào khoảng 22%.
* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh, tăng cường đầu tư sẽ là giải pháp trọng tâm nhằm ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế thế giới. Xin Bộ trưởng cho biết một số nét cụ thể của nhóm giải pháp này?
- Đầu tư sẽ tiếp tục là vấn đề trọng tâm trong dự thảo Nghị quyết về điều hành, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội năm 2009 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng, sẽ trình Chính phủ tới đây. Thủ tướng cũng đã giao nhiệm vụ cho ngành Kế hoạch - Đầu tư rà soát, đề xuất những giải pháp mới nhằm kích thích đầu tư theo hướng đa dạng hóa hơn nữa hình thức đầu tư, khuyến khích mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất, giảm tỉ trọng đầu tư từ nguồn ngân sách để phòng ngừa suy giảm kinh tế do ảnh hưởng từ những khó khăn của kinh tế thế giới.
LẮNG NGHE NHÂN DÂN ĐỂ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
* Sắp tới, Việt Nam tổ chức tổng kết 15 năm sử dụng nguồn vốn ODA. Bộ trưởng có đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong 15 năm qua?
- Các nhà tài trợ nước ngoài đánh giá cao Việt Nam sử dụng nguồn vốn ODA. Trong số 42 tỉ USD các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam thì chúng ta đã giải ngân được 22 tỉ USD. Hầu hết số vốn này được dùng để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, chương trình xóa đói giảm nghèo… Cần lưu ý rằng, trong số 42 tỉ USD vốn tài trợ đó thì 70% (tương đương trên 30 tỉ USD) là được thể hiện bằng các cam kết cụ thể. Như vậy, trên 30 tỉ USD đã cam kết cụ thể mà giải ngân được 22 tỉ là tỉ lệ đạt được khá cao. Để đạt được con số này, thời gian qua, công tác hài hòa hóa các thủ tục về đầu tư đã được thực hiện tương đối tốt...
* Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý, nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Để xây dựng chiến lược này, Bộ sẽ tiến hành như thế nào?
- Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thực hiện tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hiện nay, Bộ đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế để chuẩn bị trình Đại hội Đảng lần thứ XI. Chúng tôi thực hiện xây dựng Chiến lược theo hai kênh, một là lắng nghe, thu thập các ý kiến đóng góp của các nhà kinh tế, các tầng lớp xã hội, hai là nghiên cứu của các cơ quan Chính phủ. Trên cơ sở phối hợp hai kênh đó, chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng được bản chiến lược hoàn chỉnh, trong đó tập hợp được đầy đủ ý kiến
của nhân dân.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị, năm 2008, ước thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 đạt 580.000 tỉ đồng, bằng 39% GDP, tăng 11,2% so năm 2007.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì, so năm 2007 ước tổng sản phẩm trong nước năm 2008 tăng 6,5%; giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 5,1%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 31%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 31,8%; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 32,4%.
Nhập siêu cả năm 2008 ước bằng 29,7% kim ngạch xuất khẩu, tương đương mức năm 2007. Ước năm 2008, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt khoảng 10-11 tỉ USD, trong đó phần vốn nước ngoài khoảng 8,5 tỉ USD, tăng 10,6%. Tổng vốn đăng ký gấp ba năm 2007.
Hiệp hội các đoàn DN vận tải ô tô và bến xe thuộc khu vực phía Bắc vừa dự báo: Năm 2009 giá cước vận tải sẽ tăng do nhiều yếu tố đầu vào của giá cước vận tải tăng cao.
Hiện nay, nhiều loại ô tô đang giảm giá mạnh. Thế nhưng, các DN ôtô dự báo, năm 2009 giá xe sẽ tăng lên, trong khi sức mua suy giảm rõ rệt, điều này sẽ đẩy thị trường ôtô Việt Nam rơi vào cảnh hắt hiu, ảm đạm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhận định thị trường BĐS năm 2009 sẽ còn gặp nhiều khó khăn và nếu có thị phần gặp thuận lợi thì đó là mảng nhà ở giá rẻ.
Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á, công bố hôm 10.12, chuyên gia kinh tế của WB nhận xét, các quốc gia Đông Á bước vào cuộc khủng hoảng hiện nay với sự chuẩn bị tốt hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
Năm 2008, TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP 11%. Năm 2009, mặc dù kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn đề ra mục tiêu phấn đấu GDP 10% trở lên.
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" và không ít người cho rằng điều tệ hại này sẽ còn kéo dài sang năm tới.
Hôm nay, 9/12, các đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 của Thành phố.
Từ đầu năm đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của các DN Việt Nam vẫn diễn ra theo hướng chủ động, với hơn 50 dự án thông qua tổng vốn đăng ký hơn 500 triệu USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tiếp tục lan rộng trên quy mô toàn cầu và chưa có khả năng kết thúc sớm. Theo nhiều dự báo thì tăng trưởng kinh tế thế giới 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2008. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan và ngành dầu khí Việt Nam về chủ trương điều chỉnh một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2006-2010 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, bộ sẽ sớm trình Chính phủ các giải pháp cụ thể để thúc đẩy đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên các dự án có hiệu quả và đặc biệt, sẽ tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư, coi đó là khâu trọng tâm trong năm 2009.
Tháng 8-2008, Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) chính thức cắt thép đóng mới tàu biển. Đây là sự kiện quan trọng của ngành công nghiệp địa phương. Để chuẩn bị cho lĩnh vực này, Công ty đã đầu tư những thiết bị máy móc hiện đại, đồng thời tiếp cận kỹ thuật đóng tàu tiên tiến của Hàn Quốc - một cường quốc về công nghiệp đóng tàu.