Năm 2008, TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP 11%. Năm 2009, mặc dù kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn đề ra mục tiêu phấn đấu GDP 10% trở lên.
Hết 11 tháng năm 2008, TP.HCM có 15/20 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch. Thu ngân sách ước 110.398,4 tỉ đồng, trong đó thu nội địa 58.818,4 tỉ đồng (hơn 50%), thu hoạt động xuất khẩu 43.000 tỉ đồng vượt 12.328,2 tỉ đồng, chi ngân sách địa phương 27.572 tỉ đồng vượt 8.977,2 tỉ đồng. Trong khi còn nhiều khó khăn, song tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố ước đạt 290.905 tỉ đồng, vẫn tăng 11% (cả nước tăng 6,7%). Một số ngành hoạt động tiêu biểu là tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 234.800 tỉ đồng, tăng 39%; kim ngạch xuất khẩu ước 24,805 tỉ USD, tăng 35,4%; chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng đầu năm được kiềm chế ở mức 18,58%, thấp hơn CPI cả nước là 20,71%; huy động vốn ngân hàng đạt hơn 559.200 tỉ đồng. Lượng khách du lịch đến thành phố khoảng 3 triệu lượt, doanh thu ước 29.000 tỉ đồng. Năm 2008 huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn thành phố ước đạt 114.500 tỉ đồng, bằng 39,6% GDP, tăng 20,4% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra.
Trên địa bàn thành phố có 17.850 DN thành lập mới với vốn đăng ký là 113.512 tỉ đồng; thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) là 8,38 tỉ USD, tăng 4,22 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 479 dự án đầu tư mới được cấp phép với vốn đăng ký là 8,13 tỉ USD và 134 dự án điều chỉnh tăng vốn là 242,5 triệu USD. Đây là năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục, bằng cả 5 năm từ 2003 đến 2007 (7,461 tỉ USD). Nổi bật nhất là dự án Khu đô thị Đại học quốc tế Berjaya 3,5 tỉ USD, Công viên phần mềm Teco 1,2 tỉ USD, Công viên trí thức Việt–Nhật 605 triệu USD, Khu y tế kỹ thuật cao 400,5 triệu USD…
Mặc dù năm 2009 được dự đoán sẽ khó khăn hơn do tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ chỉ tiêu GDP tăng từ 10% trở lên. Trong đó, dịch vụ có kế hoạch đạt trên 11,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng hơn 8%. GDP theo giá thực tế dự kiến khoảng 351.000 tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu tăng 16,5%, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 130.700 đến 131.300 tỉ đồng, bằng 37,2% GDP. Thu ngân sách 122.327 tỉ đồng, đồng thời tạo thêm việc làm cho 270.000 lao động.
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân khẳng định, thành phố sẽ đẩy mạnh các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng; tăng cường phối hợp với Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng cường hỗ trợ lẫn nhau về cơ chế tạo điều kiện cho sản xuất thương mại phát triển. Bộ Công Thương có thể giúp được thành phố tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hiệp hội các đoàn DN vận tải ô tô và bến xe thuộc khu vực phía Bắc vừa dự báo: Năm 2009 giá cước vận tải sẽ tăng do nhiều yếu tố đầu vào của giá cước vận tải tăng cao.
Hiện nay, nhiều loại ô tô đang giảm giá mạnh. Thế nhưng, các DN ôtô dự báo, năm 2009 giá xe sẽ tăng lên, trong khi sức mua suy giảm rõ rệt, điều này sẽ đẩy thị trường ôtô Việt Nam rơi vào cảnh hắt hiu, ảm đạm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhận định thị trường BĐS năm 2009 sẽ còn gặp nhiều khó khăn và nếu có thị phần gặp thuận lợi thì đó là mảng nhà ở giá rẻ.
Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á, công bố hôm 10.12, chuyên gia kinh tế của WB nhận xét, các quốc gia Đông Á bước vào cuộc khủng hoảng hiện nay với sự chuẩn bị tốt hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
Năm 2008, TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP 11%. Năm 2009, mặc dù kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn đề ra mục tiêu phấn đấu GDP 10% trở lên.
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" và không ít người cho rằng điều tệ hại này sẽ còn kéo dài sang năm tới.
Hôm nay, 9/12, các đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 của Thành phố.
Từ đầu năm đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của các DN Việt Nam vẫn diễn ra theo hướng chủ động, với hơn 50 dự án thông qua tổng vốn đăng ký hơn 500 triệu USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tiếp tục lan rộng trên quy mô toàn cầu và chưa có khả năng kết thúc sớm. Theo nhiều dự báo thì tăng trưởng kinh tế thế giới 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2008. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan và ngành dầu khí Việt Nam về chủ trương điều chỉnh một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2006-2010 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, bộ sẽ sớm trình Chính phủ các giải pháp cụ thể để thúc đẩy đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên các dự án có hiệu quả và đặc biệt, sẽ tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư, coi đó là khâu trọng tâm trong năm 2009.
Tháng 8-2008, Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) chính thức cắt thép đóng mới tàu biển. Đây là sự kiện quan trọng của ngành công nghiệp địa phương. Để chuẩn bị cho lĩnh vực này, Công ty đã đầu tư những thiết bị máy móc hiện đại, đồng thời tiếp cận kỹ thuật đóng tàu tiên tiến của Hàn Quốc - một cường quốc về công nghiệp đóng tàu.