Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kịch bản nào cho vốn FDI 2009?

Chắc chắn cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong năm 2009.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn tin tưởng vốn thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 sẽ đạt mức cao nhất so với các năm trước.

Rõ ràng sự eo hẹp về tài chính của các tập đoàn nước ngoài hiện nay sẽ khó bơm thêm vốn cho các dự án mới cũng như dự án muốn mở rộng sản xuất. Điều này cũng được rất nhiều chuyên gia trong nước liên tục cảnh báo thời gian qua.

Vậy cơ sở nào để Bộ Kế hoạch và Đầu tư có niềm tin để dự báo vốn FDI thực hiện năm 2009 sẽ tăng 9-16% so với năm 2008, đạt mức 12-13 tỷ USD?
Con số vẫn ấn tượng

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố cho biết vốn FDI thực hiện 11 tháng năm nay là 10 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 11, số vốn thực hiện đạt 950 triệu USD.

Tính riêng trong tháng 11, cả nước có 106 dự án được cấp mới với số vốn đăng ký là 726 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 11 tháng lên tới 1.059 dự án đạt 59 tỷ USD đăng ký, bằng 82,5% về số dự án và tăng gần 7 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của cơ quan này cũng cho biết có 25 lượt dự án tăng vốn đầu tư trong tháng 11 năm 2008 với tổng vốn đầu tư là 272 triệu USD, đưa tổng dự án tăng vốn 11 tháng đầu năm 2008 là 242 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1,08 tỷ USD, bằng 68% về số lượt dự án tăng vốn và 42,7% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư tăng thêm chủ yếu từ các nhà đầu tư Nhật Bản đứng đầu (290 triệu USD), chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư tăng thêm; Hàn Quốc (203,6 triệu USD) chiếm 18,8%.

Như vậy, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 11 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút được 60,09 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, doanh thu của khối FDI qua 11 tháng đạt 4,8 tỷ USD, đưa tổng doanh thu 11 tháng lên 45,5 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ, phân nửa số doanh thu này thuộc về xuất khẩu.

Rõ ràng kết quả thu hút đầu tư nước ngoài cho thấy, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng toàn cầu nhưng nhìn vào cơ cấu đầu tư và quy mô đầu tư cho thấy các tập đoàn xuyên quốc gia vẫn chọn Việt Nam là điểm đến, số vốn FDI rót vào Việt Nam vẫn ấn tượng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận một thực tế là trong điều kiện nguồn tài chính khó khăn hiện nay, việc các nhà đầu tư bỏ tiền để thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài không phải đơn giản.

Mặc dù vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng do dòng vốn đăng ký của năm 2007 và 2008 đều ở mức cao và độ trễ để các dự án này tiến hành triển khai sẽ rơi vào năm 2009 và các năm sau đó. Vì vậy, nếu bản thân Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thì vốn thực hiện năm 2009 sẽ đạt cao nhất so với các năm trước nhưng tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký vẫn có xu hướng giảm do tốc độ tăng vốn đăng ký cao hơn nhiều so với vốn thực hiện.
3 kịch bản cho năm 2009

Trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như diễn biến tình hình thế giới gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng 3 kịch bản cho thu hút FDI năm 2009.


Kịch bản cao nhất là tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng như năm 2008 với việc phát huy được các lợi thế và nhằm vào các đối tác không chịu ảnh hưởng lớn của khủng hoảng tài chính khu vực, trong đó phải kể đến các tập đoàn đến từ Trung Đông, đang có lượng dự trữ ngoại tệ lớn từ nguồn thu dầu mỏ và đang rất quan tâm đến thị trường Kế hoạch và Đầu tư.

Nếu xử lý được các quan điểm về đầu tư đối với các dự án lớn mà họ đang đề xuất trong một số lĩnh vực tại một số địa phương thì chúng ta vẫn có thể duy trì được mức tăng trưởng như năm 2008. Tuy nhiên, điều đó cũng không phải dễ dàng.

Với kịch bản thứ hai, các dự án tiềm năng hiện nay các địa phương đang thảo luận với đối tác qua thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 52 dự án với tổng vốn đăng ký trên 100 tỷ USD, một số dự án Chính phủ đã ch p thuận về nguyên tắc cùng một số dự án các nhà đầu tư đã nộp đơn và hồ sơ tại các địa phương.

Như vậy, chưa tính đến công tác xúc tiến đầu tư mới mà chỉ nhìn vào những con số này, nếu quyết tâm từ trung ương đến địa phương xử lý số dự án hiện có này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng chúng ta cũng có thể duy trì được ở mức độ thu hút FDI khoảng 50% của năm 2008.

Kịch bản thứ ba được Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định chắc chắn đạt được là vượt ngưỡng của năm 2006 là 10 tỷ USD. Vốn đăng ký mới chỉ là một phần, vốn thực hiện vẫn quan trọng nhất.

Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng của cả nước năm 2009 là GDP đạt 6,5%, trong đó vốn FDI khoảng 160 nghìn-180 nghìn tỷ đồng (tương đương 8-9 tỷ USD). Đây là chỉ tiêu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định phải thực hiện được.

Năm 2008, dự kiến vốn FDI thực hiện được khoảng 11- 11,5 tỷ USD. Với những dư địa và các dự án hiện nay đang triển khai sản xuất, mặc dù chắc chắn bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong việc huy động vốn để thực hiện nhưng qua thăm dò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy các nhà đầu tư vẫn quyết tâm cao.

Đây là những dự án đàm phán lâu dài với nguồn vốn đã được bố trí lên kế hoạch từ lâu. Chính vì thế, việc phía Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng, giao đất, tạo các điều kiện về thủ tục hành chính thuận lợi hơn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhà đầu tư.

Dưới con mắt của nhiều nhà đầu tư đó là những dự án tiềm năng và có tính khả thi cao. Vì vậy muốn hay không muốn Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đặt quyết tâm duy trì mức độ giải ngân của năm 2009 như năm 2008.

(Theo báo diễn đàn doanh nghiệp)

  • Năm 2009, giá cước vận tải sẽ tăng
  • Giá ô tô sẽ tăng trong năm 2009
  • Sẽ bùng nổ nhà giá rẻ vào năm 2009
  • Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2008 và 2009
  • TP. Hồ Chí Minh: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2009 trên 10%
  • Ứng xử như thế nào với biến động tỷ giá năm 2009?
  • 2009: Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 9,5-10%
  • Đầu tư ra nước ngoài năm 2009: Sẽ đạt 1 tỷ USD
  • Năm 2009: Dự toán thu ngân sách nhà nước hơn 389 nghìn tỷ đồng
  • Phấn đấu năm 2009-2010: Tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt 48,36 triệu tấn quy dầu
  • Tạo chuyển biến mạnh về đầu tư năm 2009
  • Tập trung đầu tư vào lĩnh vực đóng mới tàu biển
  • Kịch bản nào cho vốn FDI 2009?
  • Môi trường kinh doanh 2009: Mừng ít, lo nhiều
  • Hà Nội, Thái Nguyên đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2009