Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 10

Không còn con đường nào khác, nhân dân Cà Mau nhất tề đứng lên cầm lấy vũ khí để tự cứu mình.

Trang thứ hai mươi:

"6/11/64"

"Chú Hai Chợ Lách"

"Một người gốc gác ở Cái Mơn Bến Tre đấu tranh chính trị trực diện 10 lần - Hiện thời ở tại xã Trần Hợi (Sông Đốc) ấp 6 xóm Chùa Miên"

"Gặp 6/11 - Áo bà ba trắng, quần xanh (hình như bằng vải ta, may  tay) ốm, mặt xương, da đen, râu không cạo, môi mỏng, nói chuyện chậm, đôi mắt có quầng, giọng nói khao khao"

"Bị bắt đánh trấn nước trong một cuộc đấu tranh trực diện gần đây"

"Lê Văn Xáng, 50 tuổi, 5 người con (2 trai, 3 gái): lớn nhất 13 tuổi. Vô tỉnh Cà Mau năm 1949 (ngày 9/9) làm mướn. Có làm nội ứng lấy đồn Bác Vật Vinh xã Vĩnh Thành, quận Mõ Cày (giờ là Chợ Lách) ở ngoài đưa vô đi lính, sau lấy đồn thân binh. Chú (ông Xáng) lấy đồn này cùng ông Phan Văn Phó (cùng ở xã Vĩnh Thành). Hai người vô lính một lượt, rồi mới lấy đồn".

"Lúc bí mật, sau đình chiến, có đi giao liên một lúc, vì yếu bịnh nên không làm được lâu"

"Đi đấu tranh trực diện từ đợt 5 đến nay tổng số 10 lần. Bị bắt 1 lần ngồi sình".

"Đi ngã ba Cai Di (Ông Muộn). Nhiều lần kéo đường đồng đi chung với mấy bà lão. Chú là một trong số ít người đàn ông đi đấu tranh trực diện".

Chính vì chú Lê Văn Xáng đàn ông 50 tuổi mà dám đi đấu tranh trực diện đến 10 lần nên Nhà báo Nguyễn Mai tìm gặp "6/11/64" để ca ngợi. Qua chi tiết ghi chép của bậc nhà nghề, ta thấy hình ảnh chiến sĩ trực diện nổi bật lên rõ rệt, hấp dẫn người đọc cả khi chưa viết thành bài - Đó là phong cách Nguyễn Mai.

Trang thứ hai mươi mốt:

"Chú Hai Chợ Lách" tiếp theo

"Tay cầm cái khăn trắng sọc đen (trong lúc tiếp xúc tôi). Khiêm tốn:

- Bổn phận công dân làm xong thì thôi, không cần nhắc lại"

"Lúc nghèo đi giăng câu ở Kinh Mới xã Khánh Bình Tây, nghe có đoàn đấu tranh trực diện, bơi xuồng về đuổi theo, một đêm tới kinh Hội Đồng Thành, kêu cho đi theo" (nhiều câu lẫn chủ từ-vì còn ở dạng ghi chép)

"Hai bà mẹ (tóc bạc muối tiêu) ngồi bên nói :

- Không ngờ nó (chú Hai Xáng) đi theo đoàn như vậy!          

Ban đầu nó nói gạt là xin chị em cho vợ đi đấu tranh. Sau nó xin đi. Bà mẹ trong đoàn nói:

- Em tôi đi được vậy, tôi mừng.

- Tôi đi được mà!

"Vậy là từ đó chú Hai Chợ Lách đi cả 10 lần…"

"Có những lần chúng bắn xuống sông như mưa. Lực lượng ta hô "Đả đảo" vang rền tới chợ Cà Mau".

"Chú chở dưới xuồng 2 con gà, nói đi bán gà, nhưng có người mua lại không bán, để chở đi đấu tranh…"

"Lúc ở Bến Tre ở đợ, chèo ghe, giữ trâu suốt…"

"Chú Hai vô tới Cà Mau mới cưới vợ. (Hết thảy 16 năm)" - Có lẽ thời gian từ Bến Tre vào Cà Mau.

"Khi ta đả đảo Mỹ, tên lính hỏi: "Tại sao tôi bắn mà mấy người đả đảo Mỹ?" - Vì súng Mỹ phát cho mấy ông…"

"Lúc giặc liệng bom xuống Chùa Miên (Nhà Máy) và kỳ ở ấp Đường Ranh bị giặc ném bom chết người - Chở tử thi đi đấu tranh, đều có tôi"

"Mê đi, mấy đứa con tôi bỏ ở nhà, không đủ ăn, nó đau bao tử-Tôi giăng câu cá lóc nuôi vợ con. Kỳ đi Hội nghị tỉnh, vợ tôi ra ruộng kêu về đi họp, chớ tôi mắc đi giăng câu…"

Trang này làm sáng tỏ cuộc sống của người chiến sĩ đấu tranh trực diện, như một bức tranh phác thảo tạc vào lịch sử quê hương anh hùng. Thú vị là Nguyễn Mai chỉ ghi ý, mà ta đọc hiểu nghĩa - đó là cách đồng cảm…/.

(Theo Nguyễn Bá/CMO)

Bài thuộc chuyên đề: Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 11
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 12
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 13
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 14
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 15
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 16
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 17
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 18
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi