Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình Dương: Thị trường lao động đã dần hồi phục


Theo Sở LĐ-TB&XH, đến nay Bình Dương có hơn 13 doanh nghiệp (DN) khó khăn nay đã trở lại hoạt động bình thường với nhu cầu tuyển dụng từ hàng chục đến hàng ngàn lao động (LĐ). Trước tháng 4-2009, các DN này gặp khó khăn nhưng nay đã có đơn hàng và tuyển thêm LĐ, không cắt giảm LĐ như dự kiến. Các ngành nghề tuyển dụng, gồm: Điện tử, luyện cán thép, may thêu, may mặc, phụ liệu giày...


Nhiều doanh nghiệp đã “vượt qua sóng”



Hết quý I-2009, tình hình hoạt động sản xuất của DN ở Bình Dương đã có sự chuyển biến tích cực. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số DN trong năm 2008 do khó khăn trong sản xuất dự kiến giải thể nhưng đến nay đã phục hồi nên thông báo không làm thủ tục giải thể. Cụ thể, Bình Dương có 13 DN trước đó gặp khó khăn nhưng nay đã phục hồi hoạt động trở lại bình thường, có đơn đặt hàng và có nhu cầu tuyển dụng LĐ như: Công ty TNHH Global Apparel (KCN VSIP), đang cần tuyển thêm LĐ ngành may; Công ty TNHH New Decor (Tân Uyên), sản xuất gỗ nay đã có đơn hàng hoạt động sản xuất trở lại hay Công ty TNHH Far Eastern Apparel (KCN VSIP) do khó khăn nên công ty có kế hoạch cắt giảm LĐ nhưng hiện nay công ty đã có đơn hàng không cắt giảm LĐ như dự kiến, công ty hiện đang có nhu cầu tuyển thêm LĐ.

 Ngành may hiện đang dần phục hồi

Nhu cầu lao động ngành gỗ cũng đang tăng


Cũng theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều DN hiện đang thông báo tuyển mới từ 300 - 1.000 LĐ, các công ty trên địa bàn huyện Tân Uyên và địa bàn khác trong tỉnh như Viet Hsing (Thuận An), Công ty Esquel Garmen (VsIp), Công ty Jme Vina (TX.TDM). Riêng tại các KCN Sóng Thần 1, 2, Bình Đường, Đồng An nhiều tuyến đường dẫn vào KCN treo bảng tuyển dụng LĐ gấp. Một trưởng phòng nhân sự của Công ty X., cho biết: “Do nhu cầu mở rộng sản xuất, công ty hiện nay đã có đơn hàng trở lại nên tuyển thêm LĐ”. Một số ngành như may mặc, điện... trước đây gặp khó khăn nhưng nay đã dần hồi phục trở lại, nhiều DN ngành này hiện đang có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn LĐ lên đến hàng ngàn người, cụ thể như Công ty Esquel Garmen, Công ty TNHH Global Apparel...

Hạ chuẩn, tăng phúc lợi


Bà Đặng Ngọc Thị Thiên Hương, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cho biết: “Bước sang quý II-2009, nhiều DN đã có đơn hàng nên thị trường LĐ đã khởi sắc trở lại. Tại trung tâm, hiện có 447 DN đăng ký tuyển dụng 6.330 LĐ. Trong đó có một số công ty như: Esprita (Dĩ An) tuyển LĐ không giới hạn số lượng...”. Cũng theo bà Hương, một số công ty tuyển LĐ phổ thông yêu cầu không cao, nếu công nhân chưa có tay nghề DN nhận vào và đào tạo nghề. Khi được ký hợp đồng, người LĐ sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi theo Luật LĐ.


Khảo sát tại một số KCN cho thấy, cuối năm 2008, do gặp khó khăn nên nhiều DN cắt giảm LĐ. Trong thời điểm hiện nay, DN đã dần hồi phục nên ồ ạt tuyển dụng LĐ. Thị trường LĐ đã “nóng” dần trở lại, nhiều DN đã “phá trần” tiêu chuẩn để tuyển đủ LĐ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhiều băng rôn thông báo tuyển dụng được DN mô tả chi tiết, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, có DN còn chấp nhận hạ “chuẩn” để tuyển công nhân. Trước đây, nhiều DN tuyển công nhân đưa ra yêu cầu phải có tay nghề, trình độ hết lớp 9 nhưng những tiêu chí ấy nay đã không còn. Trong thông báo tuyển dụng của Công ty TNHH Roto-Mantholatum (VN) ở KCN VSIP là một điển hình, công ty cần tuyển 200 công nhân trực tiếp sản xuất, không cần kinh nghiệm, mức lương hấp dẫn. Các chế độ phụ cấp: BHXH, phụ cấp ăn trưa, giữa buổi, phụ cấp đi lại, nhà ở và các phụ cấp khác: tăng ca, đi lại, ngày nghỉ... Bảng thông báo tuyển dụng của Công ty Triumph International (KCN Sóng Thần), mô tả: “Hợp đồng có thể ký ngay sau thời gian học việc, tổng thu nhập sau khi ký hợp đồng LĐ là hơn 2,5 triệu đồng. Người LĐ được hưởng các khoản tiền lương tháng 13, quà tặng, khám sức khỏe hàng năm, tăng tiền lương 5%/năm...”.


Trong năm 2008, do ảnh hưởng nền kinh tế suy giảm toàn cầu, DN Bình Dương đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất như: giảm đơn đặt hàng, sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được, các nguyên vật liệu nhập về hạn chế. Vì vậy, nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Phần lớn DN gặp khó khăn có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn hẹp, năng lực cạnh tranh thấp. Từ năm 2008 đến hết quý I-2009, Bình Dương có 12.397 LĐ mất việc và 1.794 LĐ thiếu việc làm. Với nhu cầu tuyển dụng như hiện nay, đây là cơ hội để người LĐ lựa chọn cho mình nơi làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, trao đổi với một số cán bộ nhân sự thì: Hiện nay, một số DN gặp phải khó khăn trong khâu tuyển dụng LĐ phổ thông. Nguyên nhân, mặt bằng lương trả cho công nhân cũng chưa được hấp dẫn, một số ngành nghề công việc không ổn định...

 

 Do ảnh hưởng nền kinh tế suy giảm toàn cầu, DN Bình Dương đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất, nhiều DN phải cắt giảm LĐ do thu hẹp sản xuất, ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Bước sang quý II, một số DN đã dần hồi phục, thị trường LĐ ở Bình Dương đang khởi sắc trở lại. Nhiều DN hiện đang thông báo tuyển gấp LĐ để kịp sản xuất...

(Theo BDO)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Người Việt tại Czech thời kinh tế khó khăn
  • Khó tuyển lao động phổ thông
  • Diễn đàn MDEC An Giang 2009 với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”
  • Kích cầu chưa tạo nhiều việc làm
  • 75.000 người nước ngoài đang làm tại Việt Nam
  • Khai trương sàn giao dịch việc làm Thanh Hóa
  • Người nghỉ hưu làm việc được trả thêm đến 24% tiền lương
  • Sẽ điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu