Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may vẫn “khát” lao động

Khan hiếm lao động trong ngành dệt may (DM) không phải là chuyện mới. Tuy nhiên, ở thời điểm lao động thất nghiệp ngày một tăng cao vì ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay thì việc nhiều doanh nghiệp (DN) DM “khát” lao động là điều bất thường.

Nghịch lý thiếu - thừa

 

Vẫn chưa kết nối được “người - việc” trong ngành dệt may. Trong ảnh: Công nhân may da Sài Gòn trên dây chuyền may quần Jean xuất khẩu. Ảnh: THÀNH TÂM

Tuy chưa có dữ liệu nào khẳng định con số lao động thất nghiệp trong thời gian qua nhưng chí ít cũng có trên 21.000 lao động tại TPHCM bị mất việc làm. Vì vậy, cơn “khát” lao động ở nhiều DN DM đang là một thắc mắc lớn cho chính các DN DM.
 

Hai tháng qua, Công ty May Hữu Nghị đã mất khoảng 30 triệu đồng chi phí cho việc thông báo tuyển dụng 500 công nhân, với mức lương trung bình khoảng 2,4 triệu đồng/tháng cùng nhiều hỗ trợ khác, nhưng DN chỉ tuyển được số ít lao động.


Bà Nguyễn Thị Phương Quang, Tổng Giám đốc Công ty Dệt May Long An, một thành viên của Hội Dệt may-Thêu đan TPHCM, cho biết công ty đã đăng tuyển vài trăm lao động trên báo, đài nhưng chỉ tuyển được chục người! Bà Quang nhận xét, lao động không có tay nghề, chưa qua đào tạo xin việc nhiều nhưng số lượng có tay nghề lại rất ít.


Trong khi đó, đang trong thời điểm khó khăn nên các DN DM không muốn tuyển dụng lao động không có tay nghề, vừa làm vừa học như trước. Nhiều DN còn có ý định, tận dụng lúc ít việc để thanh lọc bớt lao động kém tay nghề, lớn tuổi. Thực tế không như các DN nghĩ, lao động DM vẫn khan hiếm. Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (HEPZA) cho biết, hiện có 17 DN thuộc HEPZA cần tuyển gấp 11.000 lao động, trong đó lượng lao động các DN dệt may cần tuyển chiếm trên 3/4 (khoảng 8.000).
 

Nhiều công ty may đang tuyển dụng công nhân (Ảnh chụp tại KCX Linh Trung). Ảnh: ĐỨC TRÍ

Trong khi các DN DM trong nước thiếu đơn hàng sản xuất thì ngược lại, ở nhiều DN 100% vốn nước ngoài lại dư thừa đơn hàng vì… thiếu lao động. Nhiều DN DM nước ngoài phải chuyển bớt đơn hàng sang các DN khác sản xuất.


Ngược lại, ở một số DN DM, để tránh cảnh thất nghiệp, công nhân sẵn sàng lãnh lương chờ việc, không đi tìm chỗ làm mới. Còn nhiều DN, để giữ lao động, đã phải bù 30% lương cho công nhân trong các tháng đầu năm.

Vậy lao động DM TPHCM đã về đâu? Dự báo trước về khó khăn, đơn hàng sản xuất giảm, vấn đề tinh gọn trong sản xuất, thanh lọc lại lao động là một trong những giải pháp được hầu hết các DN hướng đến. Nhưng khi có đơn hàng sản xuất gấp, các DN lại không tuyển được lao động. Đây thực sự là bài toán đặt ra cho các DN DM vì thời gian xác nhận đơn hàng gấp rút, nhà nhập khẩu không đặt hàng sớm như trước đây.


Một thực tế mà chúng ta phải tính đến là việc chuyển dịch lao động từ đô thị lớn như TPHCM về các tỉnh. Đây cũng là một xu hướng tất yếu để giải bài toán quá tải của lao động nhập cư, bằng cách di dời các ngành công nghiệp có thâm dụng lao động cao như DM về các tỉnh. Sự chuyển dịch này đã có từ trước, nhưng đến thời điểm này chúng ta mới thấy rõ. Lao động ở các tỉnh đã không trở lại TP sau tết. Họ muốn “lánh nạn” ở quê nhà một thời gian vì giá cả sinh hoạt tại TP đắt đỏ, làm không có dư. Ngoài ra, nhiều lao động cũng muốn “hồi hương” về làm việc ở các KCN gần nhà. Thiếu hụt lao động là điều tất yếu.

Thị trường tuyển dụng chưa có tính kết nối


Nghịch lý thiếu - thừa đã và đang diễn ra tại thị trường lao động TPHCM và nhiều tỉnh thành khác. Có số đông lao động thất nghiệp, không tìm được việc làm mới. Và vẫn có nhiều DN thiếu lao động nhưng lại không tìm ra người. Vòng luẩn quẩn, đuổi bắt giữa “người cần việc-việc cần người” đang là một thực tế.


Dường như, vẫn còn thiếu tính kết nối hiệu quả để “người-việc” gặp nhau. Trong Sàn giao dịch việc làm TPHCM vừa diễn ra vào cuối tháng 2-2009, chỉ có 1.051 ứng viên tìm được việc làm và phần lớn ngành tuyển dụng không thuộc “cửa” dành cho lao động phổ thông. Không so sánh với nhu cầu thiếu của thị trường, chỉ so với con số 11.000 lao động mà các công ty trong HEPZA cần thì chẳng giải quyết được bao nhiêu.

Thực tế hiện nay vẫn có nhiều tổ chức nhà nước làm cầu nối tuyển dụng lao động, nhưng cách làm hiện tại chưa thật hiệu quả, thông tin tuyển dụng chưa tới được người lao động. Theo nhận xét của nhiều người, thông tin tuyển dụng hiện nay phần lớn rơi vào “người tìm việc”.


Việc đăng thông tin trên website của một số tổ chức làm cầu nối tuyển dụng cũng không hiệu quả với số đông lao động phổ thông vì họ không có nhiều điều kiện để tiếp cận internet. Nhiều ý kiến cho rằng, nên chăng nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức, để dành một phần kinh phí quảng bá thông tin tuyển dụng trên một số tờ báo lớn. DN cần lao động có thể được miễn phí đăng thông tin tuyển dụng. Như vậy, người lao động sẽ dễ tiếp cận thông tin tuyển dụng hơn.

(Theo SGGP)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • activate the application
  • “Năm 2009 khó đạt 1,7 triệu việc làm mới”
  • Đài Loan gây khó cho lao động Đông Nam Á
  • ILO cảnh báo sự giảm sút việc làm trong năm nay
  • Phần Lan muốn tuyển lao động từ Việt Nam
  • Đan Mạch đón lao động Việt Nam
  • Tiếp loạt bài: “Năm triệu lao động làng nghề mất việc?”: Đuối sức các làng nghề Đông Nam Bộ
  • Hà Nội: 15% lao động thuộc DN vừa và nhỏ mất việc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu