Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sống nhờ nghề tay trái

Tuy thị trường xuất khẩu lao động được dự báo khả quan hơn trong năm nay nhưng ghi nhận thực ở một số doanh nghiệp, họ vẫn phải sống dựa vào lĩnh vực khác.

Lao động trong phòng chờ sân bay để đi Hàn Quốc. Năm nay, không nhiều thị trường có thể thu hút lao động xuất khẩu. Ảnh: TL

Cú sốc lao động về nước trước hạn năm 2008 và 2009 vẫn để lại những dư âm nặng nề với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Ngay cả trong năm nay khi thị trường được dự báo lạc quan hơn nhưng không ít doanh nghiệp vẫn chưa khỏi cơn lao đao.

Trong, ngoài đều khó

“Thông thường tháng 1 đầu năm nhiều đối tác nước ngoài lên kế hoạch về nhu cầu nhân lực và thông báo trước cho công ty xuất khẩu lao động để chuẩn bị nguồn cung nhưng tới thời điểm này, các yêu cầu tuyển dụng vẫn không nhiều”, bà Lê Thị Loan, giám đốc công ty cổ phần nhân lực Châu Hưng cho biết. Hiện nay công ty này vẫn có các hợp đồng cung ứng lao động đi Nhật và Malaysia nhưng tiến độ rất chậm. “Cầm chừng” là từ được bà Loan dùng để minh hoạ về hoạt động của doanh nghiệp mình.

Tuy vậy, tình hình ở nhiều doanh nghiệp đã khả quan hơn. Theo cục Quản lý lao động ngoài nước, từ đầu tháng 1 đến nay số lượng hợp đồng cung ứng được cơ quan này thẩm định đã lên tới số lượng 2.380 lao động. Thị trường chủ yếu là Bahrain, UAE, Đài Loan và Malaysia. Tuy nhiên thời điểm này với nhiều doanh nghiệp lại là chuyện khó tìm nguồn lao động trong nước.

Công ty AIC trong nhiều năm luôn đứng đầu trong số mười doanh nghiệp xuất khẩu lao động hàng đầu về số lượng lao động đưa đi cũng đang rất khó khăn về nguồn lao động. Ông Nguyễn Hồng Sơn, phó tổng giám đốc công ty cho biết, có được hợp đồng cung ứng với đối tác ngoại đã là rất khó, nhưng thời điểm này cái khó hơn với doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước là tìm ra lao động để đi. “Tôi lăn lộn khắp sáu chục tỉnh, thành phố mà không kiếm ra đủ người để cung ứng cho đối tác”, ông Sơn nói.

Hiện giờ AIC đang có các yêu cầu cung ứng lao động đi Nhật Bản, Bahrain, Đài Loan nhưng ngay cả các hợp đồng tốt cũng khó tuyển. Nguyên nhân chính, theo ông Sơn là do người lao động không còn quá mặn mà với việc phải xa gia đình ra nước ngoài làm việc trong khi thu nhập không cao như kỳ vọng của họ. “Mỗi năm trừ chi phí người lao động để ra được 30 – 40 triệu đồng, chưa đủ để làm họ giàu lên, trong khi hiện nay tìm kiếm một việc làm trong nước cũng không quá khó”, ông Sơn giải thích.

Trả lại giấy phép

Hơn 10.000 lao động về nước trước hạn trong năm 2008 và 2009 đã để lại hậu quả nặng nề ở nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trong thực tế đã có những doanh nghiệp phải bán cả trụ sở, tài sản, đất đai để lấy tiền thanh lý hợp đồng cho người lao động. Một số doanh nghiệp hiện hầu như không còn hoạt động dù vẫn còn giấy phép.

Năm 2009 là năm hiếm thấy từ trước tới nay, đó là việc ba doanh nghiệp xuất khẩu lao động trả lại giấy phép, bao gồm tổng công ty Sông Đà, công ty cổ phần Thái Minh và công ty cổ phần Xây lắp điện 2. Có được một giấy phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc không dễ dàng nên ít doanh nghiệp nghĩ tới chuyện trả lại. Tuy nhiên thực tế cho thấy cục Quản lý lao động ngoài nước đã phải chấm dứt hoạt động xuất khẩu lao động của ba doanh nghiệp này vì nguyện vọng của doanh nghiệp và trong nhiều tháng qua, các giấy phép này thực sự không hoạt động.

Tới thời điểm này không ít doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn hoạt động được nhờ các lĩnh vực khác. Ví dụ như công ty cổ phần thương mại Châu Hưng sống được dựa vào hoạt động đào tạo lái xe, công ty AIC làm bất động sản và phân phối các thiết bị bảo vệ môi trường, công ty Simco Sông Đà làm bất động sản, sản xuất rượu, công ty LOD tập trung vào đào tạo và cho thuê văn phòng…

Nhưng do việc khó tuyển nguồn lao động, nhiều doanh nghiệp đã nghĩ tới việc đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực khác, thay vì tiếp tục tìm kiếm các hợp đồng cung ứng và khó khăn tuyển nguồn lao động. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn sẵn sàng từ chối các đơn hàng cung ứng với mức thu nhập dưới 300 USD/tháng bởi họ biết rất khó kiếm lao động ra nước ngoài làm việc với thu nhập này.

( Theo Lê Phượng // SGTT Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • DN Quảng Nam thiếu 3.000 lao động
  • Lao động ồ ạt sang Lào, Thái Lan
  • Lao động 'Nam tiến': Đi mắc núi, ở mắc sông
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Nhiều cách làm hay về dạy nghề lao động nông thôn
  • “6 có” cho dạy nghề lao động nông thôn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu