Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc do tình trạng bỏ trốn

picture
Lao động chờ làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc - Ảnh: QL.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hoà vừa ký văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu ba huyện là Nghi Xuân, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc theo chương trình EPS.

Lý do dừng tuyển, bởi đây là những huyện có số lao động bỏ trốn cao tại thị trường Hàn Quốc.

Ngày 21/7, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, có hai vấn đề của lao động Việt Nam tồn tại từ lâu tại Hàn Quốc là nhảy việc và bỏ trốn.

Tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn khi thời gian gần đây tiếp tục phát sinh 22 trường hợp người lao động bỏ trốn tại sân bay ngay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, gây bức xúc cho các cơ quan chức năng của phía bạn và các chủ sử dụng Hàn Quốc.

Những người lao động này tập trung chủ yếu ở một số xã của tỉnh Hà Tĩnh như: xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân; xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên và xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.

Theo ông Quỳnh, đây chính là lý do khiến Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã hoãn kỳ kiểm tra tiếng Hàn cho người lao động dự kiến diễn ra vào ngày 7/8 tới và đang xem xét dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.

"Nếu phía Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người lao động tại địa phương nói trên mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục nghìn lao động của các địa phương khác trong cả nước.

Vì thế, để ngăn chặn kịp thời tình trạng bỏ trốn và nhằm giữ vững thị trường lao động tiềm năng Hàn Quốc, trước mắt Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra giải pháp tạm dừng tuyển chọn người lao động thuộc các xã, phường có lao động bỏ trốn tại sân bay", ông Quỳnh nói.

Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) đã thực hiện được 6 năm. Kết thúc đợt hợp đồng 5 năm đầu tiên, có tới 50% số lao động hết hạn không về nước.

(Theo Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thí điểm đưa lao động đi làm tại trang trại ở Malaysia
  • Lao động Việt tại Nga: 90% là bất hợp pháp
  • Xuất khẩu lao động: Khi thực tế không như doanh nghiệp “vẽ”
  • Trung Quốc tận dụng nhân công giá rẻ Việt Nam
  • Lương & Đình công
  • Sẽ chi 50 tỷ đồng hỗ trợ lao động trở về từ Libya
  • Người lao động về từ Hàn Quốc: Được học nghề miễn phí và tạo việc làm
  • Hơn 74.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu