Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó tuyển lao động phổ thông

Trong cả 8 phiên giao dịch việc làm của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội diễn ra từ đầu năm đến nay, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông luôn cao, nhưng nguồn cung lại thiếu trầm trọng.

Đến cuối phiên giao dịch việc làm đầu tiên trong tháng 6/2009 của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội) vừa qua, Công ty TNHH Hoàn Mỹ chỉ nhận được 1 hồ sơ xin việc trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông của Công ty là 110 người.

Tương tự, Công ty THHH Nam Thanh có nhu cầu tuyển dụng 100 lao động phổ thông, nhưng chỉ có... 2 người nộp hồ sơ. Các công ty khác tham dự phiên giao dịch tuyển lao động phổ thông cũng rơi vào tình trạng “đói” người ứng tuyển như vậy. Thậm chí, Công ty cổ phần May Đông Anh cần tuyển 700 công nhân còn bỏ phiên vì lượng ứng tuyển quá ít.

Trong cả 8 phiên giao dịch việc làm của Trung tâm Giao dịch việc làm Hà Nội từ đầu năm đến nay, yêu cầu tuyển dụng lao động phổ thông luôn cao, trong khi nguồn cung lại thiếu trầm trọng, tập trung vào các ngành nghề như may mặc, da giày, bảo vệ - vệ sỹ, xây dựng, dịch vụ - thương mại…

Tại phiên giao dịch gần đây nhất vừa diễn ra ngày 10/6, tổng số lao động phổ thông mà 108 doanh nghiệp cần tuyển là 3.236 lao động, chiếm 56% số lao động cần tuyển. Tuy nhiên, số lao động phổ thông được tuyển trong phiên này chỉ là 169 người.

Ông Nguyễn Toàn Phong, Phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết, ở cả 8 phiên giao dịch việc làm từ đầu năm đến nay, số lượng lao động phổ thông mà doanh nghiệp muốn tuyển đều chiếm trên 50% tổng số lao động cần tuyển.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều không tuyển đủ số lao động mình cần. “Nguyên nhân là mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra với lao động phổ thông còn thấp, nhiều người đến phiên chỉ xem mức lương rồi ra về, chứ không nộp hồ sơ ứng tuyển”, ông Phong lý giải.

Ngoài ra, lo sợ nhà tuyển dụng không giữ đúng lời hứa cũng là một nguyên nhân khiến người lao động chưa có tay nghề không mấy mặn mà với lời mời tuyển dụng lao động phổ thông của các công ty. Trên thực tế, đã có không ít doanh nghiệp khi tuyển người vào làm thì đưa ra những điều kiện tốt như đóng bảo hiểm xã hội, được thưởng cao, có đầy đủ chế độ đãi ngộ…, nhưng sau đó, để cắt giảm chi phí sản xuất, họ đã “quên” mất những lời hứa đó.

Theo khảo sát của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, hiện nay, lao động phổ thông đã có sự thay đổi nhiều về nhận thức. Họ sẵn sàng chấp nhận bỏ ra chi phí học nghề từ 12 đến 24 tháng để có thêm nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập. Vì thế, sự dịch chuyển cơ học từ lao động phổ thông sang lao động có tay nghề với số lượng rất đáng kể đã làm cho số lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo giảm hẳn.

Một lý do khác nữa khiến các doanh nghiệp khó tuyển lao động phổ thông là số lượng người thất nghiệp nộp hồ sơ ứng tuyển chủ yếu rơi vào độ tuổi cao, từ 30 đến 50 tuổi và họ chỉ muốn làm những việc mang tính chất thời vụ. Trong khi đó, mục đích của doanh nghiệp là tuyển người để dễ đào tạo, làm việc lâu dài trong công ty.

Trong bối cảnh trên, để tìm được lao động, nhiều công ty đã phải cử người trực tiếp về tận các tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Lào Cai; một số chấp nhận chi cho các trung tâm môi giới 100.000 đồng nếu tuyển được một lao động ở khu vực Hà Nội cam kết làm việc lâu dài cho công ty.

Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp trước mắt. Về lâu dài, muốn thu hút được lao động vào làm việc, các doanh nghiệp phải có chiến lược nhân sự phù hợp; cần nâng mức thu nhập và các chế độ đãi ngộ cho người lao động như: không thu học phí học nghề, hỗ trợ tiền và bữa ăn trưa trong tháng đầu học việc, tổ chức xe đưa đón nhân viên…
 

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thiếu trầm trọng nhân lực ngành dược
  • Nhân lực công nghệ cao: Thiếu "điều lệnh" và "tư lệnh"
  • Năm 2010: Lương cơ bản sẽ tăng lên 780.000 đồng
  • Doanh nghiệp Vĩnh Phúc "đỏ mắt" tìm lao động
  • Năm 2009: Việt Nam sẽ có khoảng 300.000 người thất nghiệp
  • Thu nhập thực tế của lao động khu vực Nhà nước vẫn tăng
  • Xuất khẩu lao động giảm mạnh về lượng
  • Tp.HCM lại "khát" lao động phổ thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu