Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ký túc xá “3 nhà”

Mô hình “KTX 3 nhà” đang phát triển tốt ở ĐH Bình Dương. Nhà trường thuận tiện trong quản lý sinh viên (SV), nhà trọ không lo lắng về tình trạng xây nhà không có người ở; Nhà nước giữ được an ninh trật tự.

Ba nhà đều lợi

Quanh những con đường gần trường ĐH Bình Dương (tỉnh Bình Dương), rất nhiều những khu nhà biệt lập, rộng rãi thoáng mát, nhiều cây cối với các dãy phòng là nhà cấp 4. Đó là những khu KTX do dân đầu tư xây dựng và quản lý - mô hình KTX trong dân - được ĐH Bình Dương triển khai 10 năm nay.

Ông Nguyễn Đình Dũng, Trưởng BQL KTX, là sĩ quan quân đội đã về hưu kể: “Mới đầu phát triển mô hình này cũng khó khăn, hễ thấy bãi đất trống nào nhắm làm được khu nhà ở là tôi lại lân la hỏi thăm chủ đất, rồi kiên trì vận động, phân tích, kêu gọi mọi người dân tham gia. Bước đầu có một vài nhà đồng ý ủng hộ, nhưng sau hiểu được vấn đề thấy lợi, nên nhiều người tham gia. Đến nay đã có 27 cơ sở với khoảng 1.220 phòng đáp ứng chỗ ở hàng năm cho 3.500 SV. Đây là mô hình hoạt động bằng sự kết hợp đồng thuận giữa “3 nhà”: Nhà trường - nhà dân - Nhà nước. Tất cả đều thỏa thuận một nguyên tắc chung để hoạt động, đó là: Nhà trường chịu trách nhiệm giới thiệu SV, thành lập BQL KTX, ban hành nội quy, quy chế hoạt động nội trú, khung giá phòng… Nhà dân - chủ nhà trọ chịu trách nhiệm xây dựng phòng trọ đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà trường đặt ra (mỗi phòng tối thiểu 18m2, chưa tính gác lửng, vệ sinh khép kín, bảo đảm hệ thống điện nước, ánh sáng, không gian), trang bị hệ thống máy tính, loa truyền thanh để quản lý SV, thành lập tổ tự quản… Nhà nước - chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về quản lý tình hình an ninh trật tự và sẵn sàng có mặt kịp thời để giải quyết các sự cố xảy ra nếu có. Nhờ có những thỏa thuận và ràng buộc trong hợp đồng nên cơ sở hạ tầng của các KTX nơi đây đều được bảo đảm tiêu chuẩn, khu nào cũng có không gian thoáng mát, sân chơi, căng tin, phòng xem tivi và có đầy đủ hệ thống PCCC, nhiều cơ sở đã đầu tư kết nối internet cho SV sử dụng”.

Cũng theo ông Dũng, nhà trường và dân cùng hợp tác với nhau để đưa ra mức giá cho SV thuê phù hợp nhất. Không những thế, nếu chủ nhà vi phạm hợp đồng sẽ bị nhà trường “mời” ra khỏi hệ thống KTX của trường. Hiện nay, mô hình này đã phát triển mạnh tập trung chủ yếu xung quanh trường thuộc hai phường: Hiệp Thành và Phú Lợi, TX Thủ Dầu Một, với bán kính từ 450m -1.200m. Bà Trần Thị Nguyệt - một chủ nhà trọ gần ĐH Bình Dương cho biết, gia đình bà có 2 khu nhà trọ cho công nhân thuê và 1 khu KTX cho sinh viên. Cho công nhân thuê phức tạp lắm, lại phải lo lắng giữa an ninh; còn SV thuê “khỏe” hơn vì sinh họat có giờ giấc ổn định, họ lại sạch sẽ. Gia đình bà đang đầu tư thêm tiền để sửa 2 khu nhà trọ cho công nhân thành một khu KTX cho sinh viên.

Sinh viên và phụ huynh an tâm

Chúng tôi đến khu KTX Khánh Vy và thực sự ngỡ ngàng trước một khu KTX xanh mát bóng cây, cũng ghế đá, sân chơi thể thao. Bạn Nguyễn Thị Thùy Hương, SV năm 3 khoa ngữ văn tâm sự: “Chúng em thường nói vui ở đây là hạng VIP đấy, phòng rất rộng, có ghế đá, cây xanh, lại có cả sân chơi thể thao. Khác hẳn với phòng trọ chật trội và ồn ào trước kia em đã từng thuê khi học năm đầu. Giờ chuyển vào đây ở chúng em rất thoải mái”. Còn Trần Thị Thanh Viên quê ở Kon Tum học CĐ quản trị kinh doanh lại cho rằng: “Em ở trong KTX này từ những ngày đầu nhập học nên em cảm thấy rất thoải mái và phù hợp. Môi trường ở đây khá tốt, từ khi em ở đến nay chưa hề thấy có việc SV gây lộn, đánh nhau hay ồn ào mất đoàn kết, việc mất cắp đồ đạc cũng rất ít. Ở đây bố trí khu vực nữ ở riêng, nam ở riêng nên khá tiện lợi, buổi tối quy định đến 22h sẽ đóng cổng, những người nào đi chơi về khuya BQL đều biết và báo cáo với nhà trường. Vì thế, việc học hành của tụi em cũng được bảo đảm hơn so với các nhà trọ bên ngoài”.

Nói về cái lợi trong mô hình KTX này thầy Nguyễn Văn Năm, Trưởng ban công tác quản lý SV cho biết, nhà trường có cái lợi là được chỗ ở cho SV, mà lại tiết kiệm được một khoản kinh phí rất lớn. Tuy nhiên vấn đề hiện nay mà SV đang gặp phải là giá điện phải đóng đang còn cao so với thực tế quy định của Nhà nước. Cái được nhất có lẽ là cả “3 nhà” đều có lợi và công tác quản lý SV cũng thuận tiện. Ngược lại SV cũng cảm thấy ở đó có một môi trường tốt để học tập và sinh hoạt. Mô hình này đã được trường ĐH Bình Dương áp dụng và đang phát huy hiệu quả cao.

Với cách làm này, nhà trường đã gián tiếp thu hút được nguồn vốn nhàn dỗi trong dân, tạo cho người dân có công ăn việc làm tại chỗ, kinh doanh ngay trên mảnh đất của mình. Do có thu nhập ổn định, người dân thường xuyên quan tâm đến KTX của mình, vì thế an ninh, trật tự, vệ sinh trong những khu này luôn được đảm bảo. Mặc dù là nhà cấp 4, sử dụng nước chủ yếu là từ giếng khoan nhưng nhà trường cũng đã mời Sở KHCN&MT về kiểm định nguồn nước sinh hoạt ở từng cơ sở, nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước cho SV sử dụng.

Theo chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2009, ĐH Bình Dương sẽ có khoảng 2.100 SV hệ chính quy. Trong số này có một nửa là có nhu cầu ở trong KTX thì hệ thống KTX của nhà trường sẽ đáp ứng được đầy đủ cho SV có chỗ ăn, ở để an tâm học tập. Số còn lại thì cũng an tâm khi được ở trong những khu KTX dân lập không thua kém KTX nhà trường. Xã hội hóa KTX là một hướng đi hợp lý nhằm giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho SV trong bối cảnh trường thiếu kinh phí, thiếu quỹ đất như hiện nay.

(Theo Báo xây dựng )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhà ở cho công nhân ở Hưng Yên: Mô hình cần nhân rộng
  • Hỗ trợ người lao động mất việc sau CPH doanh nghiệp Dệt may
  • Lập Ban hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nga
  • Ngành Công nghiệp: “Khát” nhân lực chất lượng cao
  • Hoán đổi lao động để trục lợi hỗ trợ từ chính sách
  • "Sẵn" việc ngoài hàng rào khu công nghiệp Vĩnh Phúc
  • Báo động suất ăn công nghiệp giá rẻ không an toàn
  • Thị trường xuất khẩu lao động phục hồi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu