Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoán đổi lao động để trục lợi hỗ trợ từ chính sách

 
Nạn hoán đổi lao động diễn ra chủ yếu ở doanh nghiệp sản xuất các hàng hóa đơn giản, gia công. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)

 Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức, song qua khảo sát thực tế ở Lâm Đồng cho thấy có dấu hiệu một số doanh nghiệp đang thực hiện việc “hoán đổi lao động ” để trục lợi từ giảm chi phí lao động, thụ hưởng các khoản hỗ trợ từ những chính sách ưu đãi về đào tạo nghề và giải quyết việc làm.


Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Lâm Đồng thì qua khảo sát tại 30 doanh nghiệp có đông lao trên địa bàn tỉnh, đến nay chỉ hơn 600 người mất việc làm, song cũng chính các doanh nghiệp này đang cần có nhu cầu tuyển dụng mới chừng ấy lao động.

Lý giải của một số doanh nghiệp là do thay đổi kế hoạch sản xuất, bố trí lại lao động... Tuy nhiên thực tế nguồn lao động bị sa thải và tuyển mới lao động ở đây không có sự chênh lệch đáng kể,.

Nạn hoán đổi lao động tập trung chủ yếu ở những doanh nghiệp không chuyên sâu về kỹ thuật, lao động sản xuất các hàng hóa đơn giản, gia công... và lao động chủ yếu là lao động phổ thông, không đòi hỏi có tay nghề cao. 

Không ít lao động được doanh nghiệp tuyển dụng vào dạy nghề, làm việc từ 6 tháng đến 1 năm với kết quả làm việc tốt nhưng vẫn bị cho nghỉ việc và doanh nghiệp lại tuyển dụng tiếp lao động mới với thời gian làm việc cũng chẳng dài hơn. 

Theo một số cán bộ trong lĩnh vực lao động, việc làm ở Lâm Đồng thì đây là một thủ thuật “kinh doanh” của doanh nghiệp. Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ được nhiều cái lợi trước mắt như: trả chi phí cho lao động rất thấp nhưng vẫn sử dụng được sức lao động cao, được xin cấp nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề của địa phương...

Nạn hoán đổi lao động này dẫn đến nhiều hậu quả xấu như người lao động bị thiệt khi làm việc và mất ổn định cuộc sống do dễ dàng bị mất việc; tạo những con số ảo về dạy nghề và giải quyết việc làm tại địa phương, nhiễu loạn thông tin về thi trường lao động, lãng phí ngân sách trong những trường hợp doanh nghiệp được địa phương hỗ trợ kinh phí trong dạy nghề.

Việc làm trên cũng tạo tâm lý nghi ngờ, mất niềm tin của một bộ phận lao động đối với các doanh nghiệp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp thực sự cần lao động gặp khó khăn trong tuyển dụng.

Nhiều ý kiến cho rằng, để ngăn chặn tình trạng này, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các địa phương cần giám sát chặt, kiểm tra và quản lý nghiêm các nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho doanh nghiệp, xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp có gian dối, vi phạm trong dạy nghề và sử dụng lao động./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • "Sẵn" việc ngoài hàng rào khu công nghiệp Vĩnh Phúc
  • Báo động suất ăn công nghiệp giá rẻ không an toàn
  • Thị trường xuất khẩu lao động phục hồi
  • Lao động VN tại Trung Đông: Uy tín và lương cùng tăng
  • Năm 2010, Hà Nội sẽ giải quyết việc làm cho 130.000 người
  • Thiếu nhân lực logistics
  • Xuất khẩu lao động: “Bí” nguồn vì “loạn” thông tin?
  • Thiếu chính sách điều tiết thị trường lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu