Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động kêu cứu vì doanh nghiệp "đem con bỏ chợ"

Sáng ngày 9.11, nhóm người nhà và lao động đi Nga làm việc phải về nước trước hạn đã tập trung tại Cục quản lý lao động ngoài nước để gửi đơn đề nghị thanh lý hợp đồng. Đây là lần thứ tư họ tìm đến cơ quan chức năng sau hơn 1 năm về nước mà chưa được công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng, công ty đưa số lao động này sang Nga làm việc, thanh lý hợp đồng.

Những lao động này sắp bị phát mãi tài sản

Có dấu hiệu lừa đảo

Chị Vi Thị Phương, sinh năm 1989, người xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa là người may mắn nhất trong nhóm 5 lao động được công ty CP phát triển quốc tế Việt Thắng đưa sang Nga làm thợ may. Nhóm của Phương đi từ tháng 9.2008 nhưng tới thời điểm này mới chỉ có Phương được về nước do gia đình gửi 14 triệu đồng sang mua vé máy bay. Bốn lao động còn lại vẫn đang vất vưởng tại Nga vì không có tiền về.

Phương kể, ngay sau khi xuống sân bay, Phương được đưa về một xưởng may nhỏ chỉ có 5 máy may. Phương và 4 người khác bị thu hết các giấy tờ tùy thân, bắt đầu những tháng ngày làm việc cật lực từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày nhưng chỉ được ăn bánh mì tại chỗ từ sáng tới tối. Những khi cảnh sát kiểm tra thì cả nhóm chạy vào rừng tuyết để trốn. Làm việc tới ngày 30.7.2009 thì Phương được gia đình gửi tiền sang mua vé máy bay về nước mà không nhận được đồng tiền lương nào. “Khi về, ông chủ vẫn bảo là còn nợ tiền chủ 800 USD một người mỗi năm”, Phương kể.

Một nhóm lao động khác cũng được công ty Việt Thắng đưa sang Nga làm xây dựng phải về nước trước hạn cũng viết đơn kêu cứu, vì tới nay vẫn chưa được thanh lý hợp đồng. Đó là Vũ Xuân Quý, Lê Đình Kỷ, Nguyễn Trọng Minh, Nghiêm Đình Nghĩa, Lê Văn Sơn. Gặp phóng viên SGTT sáng ngày 9.11, Vũ Xuân Quý (thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) cho biết, Quý được công ty Việt Thắng đưa sang Nga làm xây dựng từ tháng 9.2008 theo hợp đồng lao động 3 năm, mỗi ngày làm việc 8g v à mức lương là 400 USD/tháng. Tuy nhiên sang tới nơi, cũng như Phương, Quý và những lao động khác bị thu hồi hết giấy tờ tùy thân, làm việc 11 - 12 g/ngày với định mức rất cao. Mỗi khi cảnh sát vào kiểm tra, lao động phải chạy trốn. Bản thân Quý và những lao động khác đã bị cảnh sát bắt nhốt vào công ten nơ tới 4 lần. Sau hơn 1 năm làm việc, Quý mới nhận được tổng cộng 210 USD tiền lương. Do gia đình gửi 14 triệu đồng sang để mua vé máy bay nên Quý mới được về nước, những người còn lại vẫn đang vất vưởng tại Nga.

Những lao động này đều đi qua chi nhánh tại Thanh Hóa của công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng, do ông Nguyễn Văn Thuật làm giám đốc. Theo lời kể và thông báo tuyển lao động gửi về địa phương, trước khi đi mỗi lao động phải nộp phí là 2.500 USD, mức lương 400 - 500 USD/tháng chưa kể tiền làm thêm giờ. Tuy nhiên sang tới Nga họ mới vỡ lẽ là lương của họ chỉ nhận được chưa tới 200 USD/tháng dù làm cật lực. Tiền lương tháng còn phải trừ vào khoản nợ mỗi năm họ phải trả thêm cho chủ sử dụng 800 USD/người tiền lo giấy tờ. Nhưng trong thực tế họ không được cầm bất cứ giấy tờ tùy thân nào kể cả hợp đồng lao động và thường xuyên bị cảnh sát truy đuổi, bắt nhốt.

Ai bảo vệ lao động?

Về nước từ năm 2009, tới nay đã được hơn 1 năm, số lao động này đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng, nhiều lần tới trụ sở chính công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng tại Hải Phòng nhưng không được thanh lý hợp đồng, cũng không cơ quan chức năng nào hỗ trợ. Đưa một đống giấy xác nhận nhận đơn và giấy chứng nhận đơn gửi qua đường bưu điện, anh Lê Đình Kỷ (xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) nói: “Chúng tôi đã vào đường cùng và không biết phải kêu ai bây giờ?”.

Thực tế ngày 18.9.2009, Cục quản lý lao động ngoài nước đã có công văn gửi công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng, yêu cầu công ty cử cán bộ sang Nga để giải quyết quyền lợi của người lao động. Văn bản ghi rõ: “Nếu các điều kiện tiền lương, sinh hoạt không đảm bảo theo hợp đồng đã ký thì phải tổ chức đưa người lao động về theo nguyện vọng, thực hiện thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật”. Công ty này cũng có cử ông Thuận sang vào tháng 9.2009, chưa giải quyết được quyền lợi cho người lao động thì ông này đã về nước.

Tới thời điểm này, số lao động này đã như người cùng đường. Ông Vi Văn Khất, bố của chị Vi Thị Phương và bà Hà Thị Xinh, mẹ của chị Hà Thị Hà nói trong nước mắt: “Tới ngày 14.11 này, ngân hàng sẽ phát mại đất đai thế chấp vay tiền của gia đình tôi cho con đi lao động. Chúng tôi không lấy đâu ra tiền trả mà chi nhánh công ty ở Thanh Hóa thì không còn ở đó nữa, ra trụ sở chính của công ty ở Hải Phòng thì không gặp được ai, đi lên Cục thì chỉ biết gửi đơn, không có trả lời”.

Chiều ngày 9.11, ông Đào Công Hải, phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, sẽ gửi công văn yêu cầu công ty Việt Thắng báo cáo tường trình sự việc và đưa ra hướng giải quyết với người lao động trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi công văn đi, công văn đến thì những lao động này đang hàng ngày phải chịu lãi ngân hàng và sắp bị phát mại tài sản. Họ đã ba lần gửi đơn cầu cứu tới Cục quản lý lao động ngoài nước nhưng cũng không có hồi âm. Những lao động này đã bị doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động đẩy vào đường cùng và phủi tay vô trách nhiệm; dù luật pháp, các quy định về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài rất chặt chẽ. Sài Gòn Tiếp Thị sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ việc này.

 

 

( Theo TÂY GIANG // Báo SG Tiếp Thị Online )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Xếp lương đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề
  • Thị trường nhân lực trực tuyến tiếp tục tăng quý 3
  • DN "đói" lao động nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao
  • Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị gấp đôi nông thôn
  • Chính sách cân bằng công việc và cuộc sống: Người lao động chưa hết áp lực
  • Xuất khẩu lao động khó hoàn thành kế hoạch
  • Công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường
  • Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc dẫn đầu về tỷ lệ “nhảy” việc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu