![]() |
Lao động đang làm việc tại Malaysia. Ảnh: TL. |
Việc chậm phục hồi của kinh tế các nước đang khiến cho lĩnh vực xuất khẩu lao động trong nước gặp khó, và trong năm 2010, kế hoạch đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có khả năng sẽ không hoàn thành.
Đó là thông tin ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cung cấp cho PV trong chiều ngày 11-10. Theo ông Quỳnh, hiện tại ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, việc cắt giảm việc làm đang diễn ra ngày càng nhiều cùng với xu hướng sáp nhập của các doanh nghiệp dẫn đến lao động tại các nước sở tại cũng gặp khó khăn trong việc tìm việc làm, cho nên cơ hội cho lao động xuất khẩu của Việt Nam là rất ít. Nhiều nước từng là các thị trường lớn như Hàn Quốc hay các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng đã giảm bớt nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài để nhường chỗ cho lao động trong nước. “Trên thực tế thì không có nước nào tuyên bố ngưng nhập khẩu lao động, nhưng đã có nhiều hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế lao động nước ngoài, như không tuyển chọn một số ngành, trình độ kỹ thuật phải cao hơn…”, ông Quỳnh nói thêm. Bên cạnh đó, ông Quỳnh cũng cho biết, đối với các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản hay Canada thì con số tuyển dụng đã thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng, việc tìm kiếm thị trường mới trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn như hiện nay là một thách thức lớn cho cơ quan quản lý lao động Việt Nam. Ông Quỳnh cũng dự báo tình hình xuất khẩu lao động của năm 2011 sẽ tiếp tục gặp khó khi kinh tế chưa nhiều dấu hiệu phục hồi, và bộ cũng chưa nhận được các đơn hàng gối đầu cho năm sau.Theo số liệu của Cục quản lý lao động nước ngoài, tổng số lao động đưa đi từ đầu năm tới nay là 58.710 người. Trong đó thị trường Đài Loan có gần 21.000 người; Hàn Quốc 3.700 người; Nhật Bản gần 3.500 người; Malaysia với 6.113 người; Lào với 4.681 người; Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với 4.823 người...
(Theo Thanh Thương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com