Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động tại nhiều doanh nghiệp FDI thiệt đủ đường

Lao động tại nhiều doanh nghiệp FDI thiệt đủ đường
Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cho thấy, năm 2012, tại địa phương này có đến 1.200 doanh nghiệp bỏ trốn, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp FDI - Ảnh minh họa.

Làm việc với cường độ và áp lực lớn, lương thấp, khi gặp khó khăn, vướng mắc, thậm chí là bị “ăn quỵt” tiền lương thì không biết kêu ai… đó là một trong những thiệt thòi dễ dàng nhìn thấy của lao động làm việc tại nhiều doanh nghiệp FDI.

Chị Thái Hà làm công nhân cho một doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực chế biến nhựa tại Đồng Nai. Năm 2012, doanh nghiệp này bỗng dưng “biến mất” khiến cho chị phải khóc dở mếu dở vì không những bỗng dưng thất nghiệp mà tiền lương trong hai tháng không biết đòi ai.

Điều đáng nói, chị Hà chỉ là một trong số hàng chục nghìn lao động là nạn nhân, phải chịu thiệt thòi khi các doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ và lặng lẽ trốn khỏi Việt Nam.

Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cho thấy, năm 2012, tại địa phương này có đến 1.200 doanh nghiệp bỏ trốn, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Gần đây, Hà Nội cũng có thông báo về 12 doanh nghiệp FDI bỗng dưng biến mất.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần HPQ Việt Nam, không phải đến lúc doanh nghiệp bỏ trốn, lao động của doanh nghiệp FDI mới phải chịu thiệt; ngay cả khi đang làm việc bình thường, so với lao động khu vực nhà nước thì lao động khu vực này đã phải chịu thiệt đủ đường.

Một điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã phản ánh thực tế trên, doanh nghiệp nhà nước thường áp dụng mức lương cao hơn mức tối thiểu chung và họ thường có xu hướng đẩy lương tối thiểu lên mức cho phép còn doanh nghiệp FDI thường ép lương tối thiểu xuống mức sàn, ngay cả khi năng suất lao động khu vực FDI cao hơn khu vực nhà nước.

Trong khi đó, theo điều tra về doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, lợi nhuận thu được từ một đồng tiền lương của khu vực FDI là siêu lợi nhuận, nó bằng 2,24; trong khi đó con số này ở khu vực nhà nước là 0,88 và khu vực tư nhân là 0,24.

Mâu thuẫn ở đây là, mặc dù lợi nhuận thu được từ một đồng tiền lương của người lao động là cao, nhưng hàng năm phần lớn doanh nghiệp FDI vẫn báo cáo thua lỗ để gây áp lực cho lao động cũng như các cơ quan chức năng.

Thế mới có chuyện, năm 2011 tỉnh Bình Dương có đến hơn 700 doanh nghiệp báo lỗ, chiếm khoảng 50% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại đây.

Một báo cáo mới đây của Oxfam Việt Nam cho thấy, người lao động khu vực FDI còn phải chịu thêm thiệt thòi khi doanh nghiệp chia nhỏ tiền lương để chiếm đoạt bảo hiểm xã hội của người lao động.

Ví dụ, một người lao động hưởng lương 2,6 triệu đồng/tháng, trong đó được chia nhỏ ra nhiều phần gồm: lương cơ bản 2 triệu đồng, phụ cấp chuyên môn 200 nghìn đồng, phụ cấp chuyên cần khoảng 200 nghìn đồng...và doanh nghiệp chỉ đóng bảo hiểm phần lương cơ bản. Các khoản phụ cấp khác người lao động dễ dàng bị trừ chỉ cần lao động phạm lỗi, dù chỉ là nhỏ.

Và, lương của người lao động thì căn ke từng đồng nhưng lương của cấp quản lại cao ngất ngưởng. Đây là sự khác biệt lớn giữa doanh nghiệp trong  nước và doanh nghiệp FDI, bà Nguyễn Phi Yến, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bao bì tư nhân phát biểu.

Điều này có lẽ cũng đã được khẳng định tại kết quả điều tra của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, năm 2010 mức chênh lệch giữa tiền lương bình quân thấp nhất và cao nhất trong doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong nước là 7 đến 8 lần, thì doanh nghiệp FDI là 20 đến 21 lần.

(Theo Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thất nghiệp nhiều quá: “Cái chết” được báo trước!
  • Hơn 12.000 chứng chỉ tiếng Hàn sắp hết hạn: Hết cửa xuất khẩu lao động?
  • Người lao động được nghỉ 5 ngày dịp 30/4 và 1/5
  • Cận cảnh đời sống công nhân giáp Tết
  • Thất nghiệp: Nỗi ám ảnh toàn cầu 2013
  • Thị trường lao động 2013: “Suy thoái kinh tế là một sự điều chỉnh”
  • Nghỉ thai sản 6 tháng: Người mừng, kẻ lo
  • Xuất khẩu lao động 2013: Làm việc ở đâu nhiều tiền?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu