Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động VN tại Trung Đông: Uy tín và lương cùng tăng

Lao động Việt Nam (LĐVN) làm việc ở một số thị trường, nhất là Trung Đông đang tạo được uy tín  đối với chủ sử dụng.

Mới đây, một tập đoàn lớn tại Dubai (thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – UAE) đã tăng lương 1,5 lần cho LĐVN cùng với những đánh giá rất khả quan.

Những lao động này, hôm nay, 30/7 được AIRSECO đưa sang UAE làm việc theo hình thức liên kết ba bên (trong ảnh: Thi tay nghề trước khi lên đường).  Ảnh: BP

Mới đây, lao động lại càng yên tâm hơn khi trên đường xuất ngoại của họ có ba nhà liên kết để nhằm chuyên nghiệp hóa xuất khẩu lao động (doanh nghiệp đưa đi - địa phương cung cấp lao động - chủ sử dụng lao động nước ngoài). Đây là bàn đạp để LĐVN chiếm lĩnh các thị trường.

Gây dựng uy tín

Theo ông Zhang - Giám đốc nhân sự của China State, LĐVN chịu khó, khéo tay. Họ được Cty Việt Nam có uy tín tuyển và đào tạo nghề, giáo dục định hướng bài bản nên chấp hành tốt kỷ luật lao động, tạo được uy tín đối với chủ sử dụng. Tập đoàn này đang cần số lượng lớn thợ mộc, nề, sắt, điện, nước... và đang nhắm LĐVN.

Ông Zhang cho biết, từ tháng Sáu, tất cả lao động được nâng lương cơ bản và tiền ăn lên 50 phần trăm so với mức cũ, từ 1.000 Dhs lên 1.500 Dhs/tháng (khoảng 7,4 triệu đồng). Nếu tính cả tiền làm thêm, làm ngày nghỉ, thưởng thì thu nhập có thể từ 8 đến 8,5 triệu đồng/tháng. Khi ốm đau, lao động được đưa đi bệnh viện, dùng thuốc miễn phí.

PV Tiền Phong liên lạc qua điện thoại với một số lao động đang làm việc tại China State (Dubai).

Anh Lê Đình Phong (Thanh Chương, Nghệ An), xuất cảnh tháng 9/2008 là thợ xây tại một công trình của China State. Anh Phong cho biết, từ lúc sang đây, công việc khá ổn, có làm thêm giờ để tăng thu nhập.

Trước đây, anh Phong ký hợp đồng với Cty AIRSECO lương 1.000 Dhs (khoảng 5 triệu đồng/tháng).

Từ tháng Sáu, chủ sử dụng nâng lương, gấp 1,5 lần so với lương cũ. “Bên này đang mùa nắng, nhưng được làm trong nhà nên không vấn đề gì. Tôi sang gần một năm và quen thời tiết ở đây. Anh em chuẩn bị sang đây phải lưu ý học nghề, không có nghề như lao động một số nước khác, chủ chỉ giao việc bưng bê, phụ bản ngoài trời thôi. Mấy anh em Việt Nam sang đây tay nghề vững, không có gì phải lo cả” - Anh Phong nói.

Anh Lê Đình Thiêm ở Quảng Xương (Thanh Hóa – cũng do AIRSECO đưa đi), xuất cảnh tháng 11/2008 làm thợ xây, có việc làm đều.

Tháng vừa qua được tăng lương, nên dù chỉ làm được 23 ngày công anh vẫn nhận được hơn 1.200 Dhs (khoảng sáu triệu đồng). Nếu ai làm đủ ngày công (26 ngày), cộng thêm khoản làm ngoài giờ, thưởng - thu nhập có  thể  từ 8 - 9 triệu đồng/tháng.

Cty bên này họ bố trí chỗ ở có điều hòa, đến công trình có xe đưa đón miễn phí.

Theo Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), so với thu nhập trong nước (khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/tháng), lương năm triệu đồng/tháng là rất đáng kể. Mỗi lao động, qua ba năm tích lũy tay nghề, ngoại ngữ cũng như tác phong kỷ luật, khi chuyển sang thị trường thu nhập cao hơn, lao động Việt Nam sẽ nhanh hòa nhập.

Sự vào cuộc của địa phương: Yên tâm!

Hôm nay, 30/7, khoảng 100  lao động đầu tiên do Cty Cổ phần Dịch vụ & Thương mại Hàng không – AIRSECO tuyển dụng và đào tạo theo hình thức liên kết ba bên kể trên lên đường sang Trung Đông làm việc.

Đây là số lao động được China State (tập đoàn lớn tại Trung Đông) trực tiếp sang Việt Nam chấm tay nghề, ngoại ngữ.

Để xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nhất là thanh niên nông thôn, nhiều địa phương có nguồn lao động lớn đã có chính sách ưu đãi chương trình xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Ông Vương Văn Việt - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa cho biết, là tỉnh có lượng người XKLĐ lớn nên tìm được đối tác, mô hình XKLĐ tốt, địa phương mới yên tâm.

Chính sách của Thanh Hóa là, doanh nghiệp khi vào tuyển phải đảm bảo thu nhập cho lao động từ 400 USD/tháng trở lên, công việc ổn định và rủi ro thấp (cao nhất là bốn phần trăm).

Tỉnh có chính sách hỗ trợ một triệu đồng đối với mỗi lao động đi xuất khẩu, 50 phần trăm lãi suất vốn vay ngân hàng đi XKLĐ cho các hộ nghèo. Đối với doanh nghiệp XKLĐ, đưa được từ 300 - 500 lao động sẽ được thưởng 200.000 đồng/lao động; từ 500 lao động trở lên mức thưởng là 250.000 đồng/lao động.

Theo Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, trung bình mỗi năm tỉnh này có gần 10.000 lao động xuất ngoại, số tiền gửi về gia đình 90 triệu USD.

Nghệ An cũng có chính sách hỗ trợ lao động là con liệt sỹ, thương, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; lao động thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, hộ nghèo - được hỗ trợ 500.000 đồng phí đào tạo, giáo dục định hướng và ngoại ngữ; được vay vốn ngân hàng để đi XKLĐ theo quy định.

Đối với doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ, nếu trực tiếp đưa được từ 500 lao động/năm trở lên xuất ngoại, được Tỉnh tặng bằng khen, thưởng 20 triệu đồng; nếu đưa tăng thêm, cứ 100 người được thưởng thêm bốn triệu đồng.

Các đơn vị cung ứng cho các Cty chuyên doanh XKLĐ từ 500 lao động/năm trở lên, Tỉnh tặng bằng khen và thưởng 10 triệu đồng; nếu hơn, cứ cứ 100 người, được thưởng hai triệu đồng. Các xã, phường, thị trấn liên kết với các đơn vị khác đưa được 100 lao động/năm của xã mình đi XKLĐ, tặng bằng khen và thưởng năm triệu đồng…

(Theo Phạm Anh // Tienphong Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Năm 2010, Hà Nội sẽ giải quyết việc làm cho 130.000 người
  • Thiếu nhân lực logistics
  • Xuất khẩu lao động: “Bí” nguồn vì “loạn” thông tin?
  • Thiếu chính sách điều tiết thị trường lao động
  • Nhu cầu lao động sẽ tăng đột biến!
  • Hà Nội: Giảm mạnh tỷ lệ lao động nông nghiệp vào 2020
  • Xuất khẩu lao động: Hồi phục thị trường Malaysia
  • Cần tăng khả năng đàm phán cho công nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu