Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phận công nhân nữ nhập cư

Công nhân nữ trở về chỗ trọ sau một ngày làm việc - Ảnh minh họa: Lê Toàn.

Nhằm đánh giá những tác động của suy thoái kinh tế đến công nhân nữ nhập cư và các nguy cơ xảy ra với họ, tổ chức ActionAid Việt Nam và Trung tâm Hợp tác Phát triển nguồn nhân lực (C&D) đã tiến hành một khảo sát thực tế tại các khu vực có đông công nhân nữ thuê trọ.

Nghiên cứu này được tiến hành tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội), phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) và phường Tân Tạo A (quận Bình Tân, TPHCM) từ tháng 5 đến tháng 8-2009 với đối tượng chính là công nhân nữ nhập cư.

Tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp trên cả nước đang bị đình trệ do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.  Trong tình hình này, những nhóm người lao động yếu thế, trong đó có công nhân nữ ngoại tỉnh, đã và đang chịu nhiều tác động tiêu cực.

Từ những bấp bênh trong việc làm, thu nhập và sinh kế của họ vốn đã gặp nhiều trở ngại, nay lại phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn: chi phí sinh hoạt tăng cao, đồng lương ít ỏi bị cắt giảm trong khi họ lại là nguồn thu nhập chính của gia đình ở quê nhà.

Một điển hình của đời sống khó khăn mà công nhân nữ ngoại tỉnh phải đối mặt được ghi nhận ở xã Kim Chung. Xã này có trên 30.000 nhân khẩu, trong đó có tới 20.000 công nhân nhập cư (70% là nữ). Đa số nữ công nhân nhập cư làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long.

Hạnh, quê Bắc Giang, đang làm công nhân tại một công ty của Nhật trong khu công nghiệp Thăng Long, cho biết nơi cô làm tổ chức công đoàn toàn là người của phòng nhân sự kiêm nhiệm, vì vậy họ chỉ đứng về phía công ty mà không bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi xảy ra các tranh chấp.

“Em không biết chủ tịch công đoàn là ai, khi công ty ép công nhân làm tăng ca bọn em không biết nói với ai, không có người bảo vệ quyền lợi”, cô gái 23 tuổi nói trước đông đảo đại diện Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hội phụ nữ và các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ tại buổi công bố báo cáo hồi tháng 9.

Hạnh cho biết, đôi khi công ty cô còn khấu trừ cả tiền lệ phí công đoàn vào lương mà những công nhân nữ như cô cũng đành im lặng vì “chả biết kêu ai”.

Cùng là công nhân nữ ngoại tỉnh trẻ như Hạnh, Lê Thị Hà, công nhân Công ty Nissei Electric Việt Nam, bày tỏ lo ngại về vô số rủi ro bủa vây cuộc sống của cô. Từ nỗi lo mất việc, giảm lương, tiền nhà trọ tăng đến lo sợ bị lạm dụng tình dục, bị trộm cắp, bệnh tật. Cô nói với TBKTSG bên lề hội thảo, ngoài tiền thuê nhà trọ mất khoảng 400.000 đồng/tháng, cô và các bạn cùng thuê trọ còn phải trả tiền điện cho chủ nhà trọ và khoản tiền này tăng lên nếu dùng nhiều hơn, theo “quy định riêng” của chủ.

Ví dụ, dùng dưới 30 kWh điện chỉ trả 1.000 đồng/kWh, nhưng từ 30 kWh trở lên lại phải trả 1.500 đồng/kWh, tức là cao hơn mức giá bình quân của công ty điện lực.

Ông Trịnh Xuân Lộc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kim Chung, biết rõ tình trạng này và tỏ ra bức xúc trước việc các chủ nhà trọ tìm mọi cách để “bóc lột” lao động nữ nhập cư.

“Ba năm trước, giá điện ở xã tôi chỉ có 700 đồng/kWh và một năm sau các chủ nhà trọ tăng lên 1.000 đồng/kWh. Còn bây giờ thì lung tung, có nhà lấy 1.500 đồng/kWh, có nhà “chém” tới 2.000 đồng/kWh nhưng lại bảo đấy là giá do bên điện lực quy định”.

PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nói rằng công nhân nữ nhập cư cùng lúc phải chịu hai sức ép: tác động của tình hình kinh tế khó khăn và các thủ thuật tận dụng của chủ lao động, như tăng ca, giảm lương trong lúc lao động nhập cư hầu như không có mối liên hệ với chính quyền và các tổ chức đoàn thể.

Phần lớn công nhân nữ nhập cư trong diện khảo sát là lao động trẻ trong độ tuổi lập gia đình. 48% trong số này dưới 25 tuổi và chỉ có 16% từ 30 tuổi trở lên. Có 74% công nhân nữ chưa lập gia đình và 93% người có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn. Theo bà Phạm Thúy Anh, Giám đốc C&D, 78% công nhân nữ nhập cư chưa qua bất cứ lớp đào tạo nghề cơ bản nào. Tỷ lệ này ở Hà Nội là 72%, Đà Nẵng 70% và TPHCM là 83%. Tuy nhiên, nghiên cứu của C&D cho biết, mặc dù công nhân nữ có trình độ chuyên môn thấp và nhiều người không có tay nghề song vẫn được các công ty tuyển dụng vì phần lớn họ chỉ làm những công việc phổ thông, chẳng hạn như đóng gói; vận chuyển hay khuân vác.

Một khía cạnh cần được các cơ quan chức năng lưu tâm, qua khảo sát này, là chỉ có 28% công nhân nữ nhập cư có hợp đồng lao động không xác định thời hạn (ở Hà Nội tỷ lệ này chỉ 15%). Trong khi đó, có 10% công nhân nữ đang ký hợp đồng lao động “miệng” hoặc không ký hợp đồng và 24% đang ký hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng ngay cả khi họ làm những công việc có tính chất thường xuyên trong các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp.

Trong thực tế, theo bà Thúy Anh, phần lớn nữ công nhân chỉ được doanh nghiệp ký các hợp đồng ngắn hạn, thay vì phải chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của khoản 2, khoản 3, điều 27 Bộ luật Lao động. Đáng lưu ý là có khoảng 2% công nhân nữ nhập cư không biết “mặt mũi hợp đồng lao động ra sao”!

Trong khi đó, các lao động nữ phải làm việc với cường độ rất cao: 69% làm việc 48 giờ/tuần; 13% làm từ 49-56 giờ/tuần, 6% làm từ 57-63 giờ/tuần và 5% làm tới 64-72 giờ/tuần.

 

(Theo Song Thanh // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Công nhân dễ kiếm việc hơn cử nhân?
  • Sinh viên Ngành Tài chính – Ngân hàng: Cơ hội nhiều hơn thách thức
  • Hà Nội sắp có ngày hội việc làm của doanh nghiệp Pháp
  • Cơ hội tìm việc tại các doanh nghiệp Hàn
  • Thêm quyền lợi cho tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật
  • Chính sách tiếp nhận lao động của Đài Loan đã minh bạch hơn
  • “Không có ý định” kéo dài gói hỗ trợ lao động
  • Nâng cao chất lượng nhân lực từ FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu