Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoà

Phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do những công việc mang tính chất đặc thù về giới, như giúp việc gia đình, hộ lý, chăm sóc…

Lao động nữ cần được bảo vệ quyền lợi khi đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh minh họa

Ngày 11/3, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Phát triển Phụ nữ LHQ (UNIFEM) tổ chức Hội nghị Tập huấn truyền thông về tăng quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài.

Theo Trưởng đại diện UNIFEM, bà Suzette Mitchell, phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do những công việc mang tính chất đặc thù về giới, như: Giúp việc gia đình, hộ lý, chăm sóc… Vì vậy, các kênh thông tin đại chúng không chỉ đơn thuần thông tin về cơ hội, khả năng và kinh nghiệm của lao động đi là việc ở nước ngoài mà còn cần phản ánh đầy đủ về khó khăn, những vụ việc đối xử tồi tệ với lao động nữ.

Trong một số vấn đề cụ thể như: Môi trường lao động, chế độ đào tạo,  thu nhập ... phụ nữ thường chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới.

Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phạm Nguyên Cường cho rằng khả năng tìm kiếm việc làm có thu nhập cao của phụ nữ vẫn chiếm tỷ trọng thấp và họ gặp nhiều rủi ro, dễ bị làm dụng và bóc lột hơn nam giới.

Số lao động nữ của Việt Nam đi xuất khẩu lao động tăng dần theo các năm nhưng tỷ lệ vẫn thấp hơn nhiều so với nam giới (trung bình  khoảng 30%).

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước đánh giá, tỷ lệ nữ lao động làm việc ở nước ngoài thấp do xã hội Việt Nam vẫn coi trách nhiệm chăm sóc gia đình là của phụ nữ. Thêm nữa, nhu cầu tiếp nhận lao động nữ của thị trường nước ngoài không bằng lao động nam.

Thực tế, thu nhập trung bình của lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam do lao động nam có sức khỏe tốt hơn, làm việc trong các nghề nặng nhọc hơn. Phụ nữ cũng chịu nhiều thiệt thòi khi tại hầu hết các thị trường cho phép chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng nếu người lao động mang thai, sinh con.

Chính vì vậy, Dự án Tăng quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài là tiền đề quan trọng đối với những hoạt động thúc đẩy quyền của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam. Đây cũng là Dự án đầu tiên trong lĩnh vực di cư lao động do một cơ quan của LHQ phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện.

 Từ năm 2000- 2009: tổng số lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài là 231.708 người, tại một số thị trường chủ yếu : Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Macao, Hàn Quốc.

Cơ cấu ngành nghề: Sản xuất chế tạo 42,2%; làm việc trong gia đình và khán hộ công 50,98%; dệt may 1,08%; nông nghiệp 1,1%; thủy sản 0,13% và các ngành khác.

Thu nhập bình quân của lao động nữ/ tháng tại Đài Loan hơn 10 triệu đồng; Nhật Bản 11 – 13 triệu đồng (trong năm đầu tiên); Malaysia và Macao 5 triệu đồng; Hàn Quốc 17 triệu đồng.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

 

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu