Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm giải pháp mới thu hút lao động

Thu hút bền vững lao động đang là vấn đề nan giải của ngành dệt may, da giày. Ảnh: Hà Thanh
Công khai lương, thưởng khi tuyển dụng lao động đang được xem là giải pháp hướng đến một quan hệ lao động hài hoà, lành mạnh giữa chủ doanh nghiệp (DN) và người lao động.
 
Nhiều DN ngành dệt may đang thông báo tuyển dụng lao động do thiếu nhân công để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu đã ký với đối tác. Chẳng hạn, Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân (Doximex) đang cần tuyển gấp 300 lao động, với các vị trí chủ yếu là công nhân may, thợ cơ khí và kỹ thuật.

Bà Nguyễn Tuyết Lan, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Doximex cho biết, đợt tuyển dụng này nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty trong dịp hè và cuối năm.

Để có thể tuyển dụng được số công nhân trong bối cảnh thị trường lao động dệt may đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN trong vùng, Doximex đã đưa ra các chế độ đãi ngộ rất cụ thể đối với người lao động, từ tiền lương, thưởng vào các dịp lễ, đến cam kết đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

Với vị trí ứng viên có trình độ đại học sẽ nhận lương tháng khởi điểm từ 2,5 đến 4 triệu đồng/tháng, trình độ cao đẳng là 2,2 - 3,5 triệu đồng/tháng, trình độ trung cấp 2 - 3 triệu đồng/tháng. Vị trí công nhân may, tẩy nhuộm sẽ hưởng theo sản phẩm, với khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Những ứng viên có tay nghề và thâm niên làm việc ở đơn vị cùng ngành sẽ được miễn thi sát hạch và bảo lưu bậc lương cũ. Bà Lan hy vọng, với những cam kết đầy đủ và khá rõ ràng, người lao động sẽ yên tâm gắn bó với DN.

Công ty cổ phần May Đồng Nai (Donagamex) cũng đang tuyển dụng hơn 1.000 công nhân phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh nội địa, với mức lương đối với công nhân trong thời gian Công ty đào tạo là 1,5 - 1,8 triệu đồng/tháng. Ông Bùi Thế Kích, Tổng giám đốc Công ty cho biết, ngay sau thời gian thử việc, tuỳ theo khu vực, công nhân sẽ được trả lương từ 1,7 đến 2,5 triệu đồng/tháng, cùng với các chế độ được ghi rất rõ ràng, gồm: thưởng cuối năm (hơn 2 tháng lương); thưởng cho cá nhân, tập thể đạt các danh hiệu thi đua, thưởng các dịp lễ - Tết; thưởng chuyên cần hàng tháng và thưởng ngày công cao; chế độ tham quan, nghỉ mát, ăn trưa miễn phí, trợ cấp thai sản...

Việc công khai mức lương, thưởng và các chế độ bảo hiểm của DN tới các ứng viên là một cách làm mới mà trước đây DN không mấy khi áp dụng. Đây có thể xem là sự thay đổi tích cực của DN nhằm hướng đến một quan hệ lao động hài hoà, lành mạnh giữa chủ DN và người lao động.

Ông Lê Đức Chiến, Phó tổng giám đốc Tổng công ty May Đức Giang cho rằng, tuyển dụng lao động vào làm tại các nhà máy may sẽ ngày càng khó, do nhiều ngành nghề khác phát triển, khiến cạnh tranh thu hút nhân công ngày càng lớn. Vì vậy, nếu ngành dệt may không điều chỉnh để phù hợp với xu thế, thì không thể thu hút được lao động.

Theo ông Chiến, lương, thưởng là vấn đề lớn đối với công nhân khi vào làm, nhưng nếu DN không cố gắng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, duy trì đối thoại thường xuyên với người lao động để hai bên hiểu nhau hơn và điều chỉnh kịp thời những bất cập, vướng mắc phát sinh thì sẽ khó giải quyết được ổn thoả vấn đề biến động lao động.

Trong khi không ít DN dệt may rất khó tuyển dụng và giữ chân lao động, thì có những DN vẫn duy trì được số lượng hàng vạn công nhân làm việc nhiều năm qua, như Tổng công ty Phong Phú, Hoà Thọ, Công ty cổ phần May Hưng Yên, Đức Giang... Thực tế này cho thấy, không phải người lao động không muốn vào làm và gắn bó với DN. Vấn đề là DN ứng xử với người lao động như thế nào, thể hiện qua việc trả lương và quan tâm chăm lo đến đời sống của họ.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Chuẩn bị chương trình đào tạo theo nhu cầu trong 5 năm tới
  • Bài toán thiếu lao động: Lời giải là lương
  • Xây dựng tiêu chuẩn nghề-khởi đầu thị trường lao động chung ASEAN
  • Số lao động sống dưới ngưỡng nghèo tăng
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ phải nộp 630 USD
  • Người lao động Việt Nam cần thay đổi để phát triển
  • Xuất khẩu lao động năm 2010: Dấu hiệu lạc quan
  • Lâm Đồng hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu