Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trước ngày thi tiếng Hàn tại Nghệ An: 13.000 lao động phải ra Hà Nội thi để tránh 'cò'

Hơn 13.000 lao động tại Nghệ An bất ngờ nhận được tin phải ra Hà Nội thi tiếng Hàn, thay vì thi tại quê nhà, vào ngày 17-12 tới. Sự bất ngờ thay đổi điểm thi, được Bộ LĐ-TB&XH giải thích, nhằm tránh nạn 'cò mồi' đang lộng hành, thao túng.

Lao động chen chúc đăng ký kiểm tra tiếng Hàn tại Nghệ An. Ảnh: An Khánh
Lao động chen chúc đăng ký kiểm tra tiếng Hàn tại Nghệ An.
Ảnh: An Khánh.

Nhiều lao động bức xúc

Anh N.Đ.T (huyện Nam Đàn) cho biết, để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra tiếng Hàn dành cho lao động có nguyện vọng đi làm việc theo Chương trình cấp phép mới (EPS) vào ngày 17-12 tới, đã phải bỏ gần 20 triệu đồng để tham gia học tiếng Hàn.

Ban đầu, theo thông báo, T được tham dự kỳ thi tại TP Vinh. Nay, không hiểu vì lý do gì, phải ra tận Hà Nội thi. “Gia đình đã tốn kém tiền bạc để em được học tiếng Hàn. Từ Nam Đàn xuống Vinh chừng 20km còn dễ, chứ ra tận Hà Nội thi thì việc ăn ở, đi lại chắc chắn sẽ rất tốn kém” - T bức xúc.

Cùng chung bức xúc, anh P.V.H (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, ngay từ khi học tiếng Hàn, các trung tâm tại Vinh đã hứa chắc như đinh đóng cột sẽ được thi tại TP Vinh. Họ còn hứa sẽ lo từ A-Z, thế mà giờ lại phải ra tận Hà Nội. Theo H, nơi H đăng ký học tiếng Hàn ban đầu chỉ vài trăm người, nay không hiểu sao, số lượng đăng ký dự thi tăng chóng mặt tới vài nghìn người.

Không chỉ có T và H mà rất nhiều LĐ tại Nghệ An phản ánh, việc đăng ký để học tiếng Hàn đã khó, chọn được trung tâm uy tín để học và bao trọn gói còn khó hơn. “Cả tháng nay bọn em được học tiếng Hàn ở một trung tâm được cho là uy tín nhất Nghệ An hiện nay mà vẫn còn lo, trong khi nhiều người chỉ mới học vài ngày cũng đăng ký kiểm tra, không hiểu họ sẽ thi kiểu gì” - một LĐ tên Q ở thị xã Cửa Lò nói.

Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, số lượng LĐ đăng ký kiểm tra tiếng Hàn tại Nghệ An vừa qua tăng chóng mặt. Trong bốn ngày (11 đến 14-11), lượng người đổ về các điểm đăng ký quá tải, chen chúc. Ban đầu, theo đăng ký của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, số lượng thí sinh chỉ khoảng 4.200 đến 4.500 thí sinh. Tuy nhiên, sau bốn ngày đăng ký, số LĐ có tên cho kỳ kiểm tra tiếng Hàn vào ngày 17-12 tới tăng vọt lên 13.100 người.

“Tôi không hiểu vì lý do gì mà số lượng LĐ tại Nghệ An lại tăng nhanh đột biến đến thế. Nếu cho đăng ký thêm ngày thứ 5, LĐ dự thi có khi phải đến 20.000 người chứ không phải dừng lại con số như hiện nay”- một cán bộ Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết.

Bất ngờ đổi điểm thi

Ngày 12-12, làm việc với PV Tiền Phong, ông Phan Văn Minh- Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) - đơn vị tổ chức kỳ kiểm tra tiếng Hàn, nguyên nhân khiến 13.100 LĐ Nghệ An phải ra Hà Nội thi vì hiện nay tại Nghệ An, nạn cò mồi đang lộng hành. Theo ông Minh, phản ánh từ LĐ và lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết, cò mồi đang hoạt động rất tích cực. Họ đứng ra tổ chức dạy tiếng Hàn và thu tiền bất chính của LĐ với lời hứa sẽ đảm bảo cho các LĐ thi đỗ kỳ kiểm tra tiếng Hàn tới đây.

Bằng chứng là, hiện có hàng nghìn LĐ chưa tham gia học tiếng Hàn nhưng vẫn đăng ký dự thi. “Đây chính là lý do khiến LĐ của Nghệ An tăng vọt lên 13.100 LĐ. Việc tăng vọt LĐ này chứng tỏ số LĐ chưa học tiếng Hàn vẫn cố tình dự thi là rất lớn” - ông Minh cho biết.

Kỳ kiểm tra tiếng Hàn năm 2011 sẽ diễn ra vào ngày 17 và 18-12. Có 5 địa điểm thi gồm: Hà Nội, Nam Định, TP Vinh (Nghệ An), TP Hồ Chí Minh. Theo Bộ LĐ-TB&XH, đến thời điểm này, có 67.000 người đăng ký dự thi trong khi hạn ngạch phía Hàn Quốc giao cho Việt Nam trong năm 2012 là 15.000 LĐ. 

Theo đăng ký từ đầu năm, cả nước có khoảng 50.000 đến 53.000 người đăng ký kiểm tra tiếng Hàn năm 2011, nhưng sau khi chốt danh sách, đến thời điểm này, đã tăng vọt lên 67.000 người. Trong đó, Nghệ An là tỉnh có số lượng LĐ đăng ký tăng nhiều nhất.

“Sau khi kiểm tra và tận thấy những bất ổn tại điểm thi Nghệ An, Bộ LĐ-TB&XH thống nhất với phía Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) quyết định cho LĐ Nghệ An ra Hà Nội thi để đảm bảo công bằng, tránh bị cò mồi thao túng” - ông Minh khẳng định.

Theo ông Minh, việc chuyển địa điểm dù gây một chút khó khăn cho LĐ khi phải di chuyển ra Hà Nội nhưng như vậy mới đảm bảo được công bằng cho người dự thi. LĐ đã học tiếng Hàn, xác suất đỗ sẽ rất lớn; còn người chưa học, chắc chắn sẽ bị rớt vì điểm thi đã được thay đổi vào phút cuối.

Ông Minh cũng cho biết, nếu tổ chức thi tại TP Vinh, cả hai địa điểm thi (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh và Trường CĐ nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc) sẽ không kham nổi vì số lượng LĐ Nghệ An đăng ký quá đông. Do đó, tại hai điểm thi này, kỳ kiểm tra tiếng Hàn vẫn diễn ra bình thường nhưng người tham dự là LĐ của 3 tỉnh (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình) với khoảng 13.000 người.

(Tiền Phong)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Loay hoay xuất khẩu lao động
  • Đào tạo nhân lực : Khó cả đôi bên
  • Tuyển dụng lao động tại Tây Ninh: Thừa vẫn khó !
  • Thất nghiệp ảo, bảo hiểm thật
  • Làm gì để hạn chế lao động Việt sống bất hợp pháp tại Hàn?
  • Chỉ 5,7% doanh nghiệp có dịch vụ trông trẻ
  • Lao động rẻ đã mất dần lợi thế
  • Trên 990 nghìn người được tạo việc làm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu