Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vượt khó: Phải "cùng hội cùng thuyền"

Có thể giảm áp lực sa thải nhân công theo cách chia ca chia kíp, giảm số ngày làm, giờ làm

Có thể giảm áp lực sa thải nhân công theo cách chia ca chia kíp, giảm số ngày làm, giờ làm

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa đưa ra một kịch bản xấu nhất về số người thất nghiệp năm nay. Chỉ khi doanh nghiệp và người lao động xác định “cùng hội cùng thuyền” thì mới mong phần nào xoay chuyển được tình thế.


Con số chính thức được đưa ra là 400.000 người mất việc làm trên cả nước tuy có cao hơn nhiều so với mức 150.000 người được dự báo không lâu trước đó nhưng cũng không khiến cho người ta ngạc nhiên. Có lẽ gần đây, thông tin liên tiếp về khó khăn của doanh nghiệp và những giải pháp Chính phủ đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động nhằm giảm tới mức thấp nhất có thể tỷ lệ lao động thất nghiệp phần nào khiến dư luận được chuẩn bị tư tưởng và cảm thấy an tâm hơn.


Nước xa và lửa gần


Với đa phần doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đang khó khăn thì thông tin sẽ được Chính phủ hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm cho người lao động là thông tin tốt lành. Đích thân ông Nguyễn Đại Đồng - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, trong tháng 3 này các doanh nghiệp và người lao động trong diện được hỗ trợ sẽ nhận được kinh phí để vượt qua khó khăn. Ông Đồng cũng bày tỏ lạc quan về nguồn quỹ sẽ không thiếu. Tuy nhiên, điều các doanh nghiệp lo lắng lúc này là để tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ sẽ còn nhiều thủ tục hành chính phải lo, trong khi đó sức ép “cơm áo gạo tiền” cho người lao động là chuyện sát sạt trước mặt.


Mới trở về từ chuyến khảo sát phía Nam, lấy ví dụ tại một KCN ở Vũng Tàu đã có hàng nghìn lao động thất nghiệp, ông Phùng Quang Huy - Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động thuộc VCCI nhìn nhận, các doanh nghiệp và cả người lao động đều đang gặp khó. Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ còn cần cả 3 bên là VCCI, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng nhập cuộc giải quyết. Nếu không, sẽ không tránh khỏi việc những giải pháp hỗ trợ phía trên thì hanh thông nhưng thực hiện sẽ khó khăn.
 

Tổng giám đốc Agifish An Giang Ngô Phước Hậu: Chấp nhận lỗ để giữ việc làm


Mặc dù năm nay việc xuất khẩu khó khăn hơn năm ngoái, đơn hàng giảm, nhưng doanh nghiệp vẫn cố gắng tạo việc làm cho người lao động. Một trong những giải pháp để giữ chân công nhân là tìm đơn hàng từ các thị trường mới. Trong bối cảnh khó khăn chung, chúng tôi cũng cố gắng cầm cự, giữ chân công nhân, tuy nhiên cũng có sàng lọc để nâng cao chất lượng người lao động. So với các doanh nghiệp khác, số lượng công nhân nghỉ việc ở Agifish không nhiều do chúng tôi đã có sự chuẩn bị từ trước. Thậm chí, để giữ chân công nhân chúng tôi chấp nhận lỗ vốn. Lương cho công nhân cũng không có gì thay đổi nhiều, vẫn giữ ở mức trung bình 1,5 triệu đồng/tháng.

Công nhân lúc này có ý thức, tiết kiệm. Dù thế nào tôi cũng sẽ cố gắng, đây là trách nhiệm giữa con người với con người.


Cũng trăn trở với nỗi lo “nước xa không cứu được lửa gần”, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tâm lý e ngại quy mô khiêm tốn của doanh nghiệp sẽ không đủ sức xếp hàng đợi được đến khi hỗ trợ. Vậy nên, giải pháp họ lựa chọn là sa thải bớt công nhân. Ông Hoàng Tuấn Anh - giám đốc một công ty xây dựng cho biết, dù đã chuyển địa điểm công ty về một khu nhà chung cư, thay vì bám trụ tại ngôi nhà thuê đã 6 năm trên đường Láng Hạ, tình hình tài chính của công ty ông hiện vẫn “thiếu trước hụt sau”. Rút cục, không thể đừng được nữa, ông bèn phải tính đến việc cắt giảm công nhân cho dù để có được đội thợ lành nghề không dễ. Thâm tâm cả ông giám đốc lẫn người mất việc đều phải nghĩ đến việc tồn tại của chính mình cho đến khi có việc trở lại hơn là cái hẹn xa xôi gặp lại khi có công trình!


Chị Mai Thanh Hiền, công nhân của công ty May 10 còn đang có việc làm nhưng nỗi lo vẫn đeo đẳng. “Cứ nhìn gương những bạn bè thất nghiệp, đổ nốt những đồng tiền ky cóp cuối cùng ra chợ buôn bán gánh rau con cá mà thấy xót xa thêm. Nếu có được vay vốn từ quỹ hỗ trợ thất nghiệp đi nữa, phần đông những lao động phổ thông như chúng em biết làm gì ngoài chăn nuôi hay chạy chợ? Chợ đông người bán mà người mua thì vẫn bấy nhiêu thôi, khó khăn lắm chị ạ”, chị Hiền ngậm ngùi.


Còn nhớ tại diễn đàn Môi trường kinh doanh 2009 hồi cuối năm ngoái, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã khuyến cáo: “Toàn cầu sẽ gặp phải vấn đề, khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng nhân đạo”. Việt Nam tuy mới chỉ chịu ảnh hưởng ở mức suy giảm kinh tế, nhưng những cảnh báo trên là không thừa. Lúc này, điều quan trọng là thực hiện các chính sách hỗ trợ thế nào cho hợp lý. Ông Doanh cũng tán thành với việc, các doanh nghiệp nên chủ động để phòng ngừa rủi ro cho mình, chứ không nên chỉ chờ đợi sự hỗ trợ của nhà nước. Còn ông Phùng Quang Huy thì rất chú trọng đến việc, doanh nghiệp cần đưa người lao động nhập cuộc cùng mình, lo cái lo chung của doanh nghiệp. Khi đó sẽ không có xung đột quyền lợi, sẽ không có đình công, lãn công.


“Nhìn vượt lên khó khăn”


Đây là cách mà ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Saigon Invest Group, chia sẻ. Ông Tâm cho biết, chính ông đã đi gặp các doanh nghiệp đầu tư trong khu chế xuất mà tập đoàn ông làm chủ đầu tư để thuyết phục họ không sa thải nhân công. “Cứ thử tưởng tượng xem, nếu các doanh nghiệp chọn lựa cách sa thải nhân công đến khi kinh tế thế giới hồi phục, những đơn hàng bắt đầu trở lại, khi đó, lấy đâu ra nhân lực mà làm? Như thế chẳng phải doanh nghiệp tự làm mất cơ hội của mình?”, ông Tâm lý giải.


Cũng từ cách tư duy này, ông Tâm rất ủng hộ giải pháp thành lập Quỹ hỗ trợ thất nghiệp của Hiệp hội Dệt may Việt Nam. “Chọn cách ứng xử thế nào với nhân công thời khủng hoảng không chỉ nói lên bản lĩnh của doanh nghiệp mà còn thể hiện tầm nhìn và văn hóa của chính doanh nghiệp đó”, ông Tâm nhấn mạnh.


Một giải pháp được nhiều người khuyến cáo lúc này là doanh nghiệp bắt tay với người lao động. Người công nhân lúc này đã hiểu thời cuộc và họ chấp nhận chia sẻ cùng chủ doanh nghiệp thay vì mất việc, bà Nguyễn Thanh Huyền - Tổng giám đốc May 10 nhìn nhận. Còn ông Phùng Quang Huy đưa ra gợi ý, các doanh nghiệp cần có chính sách chung cho người lao động, ví dụ thống nhất chuyển đổi trong cùng ngành nghề hoặc trao đổi người lao động tạm thời để giữ lao động. Nếu có dừng lao động thì cũng sẽ thống nhất cách làm cho tất cả các doanh nghiệp chứ không phải mỗi doanh nghiệp làm một cách.


Nhìn xa hơn, trong khủng hoảng tuy lao động phổ thông dư thừa nhưng lao động tay nghề cao vẫn thiếu. Đây là lúc các doanh nghiệp nên tranh thủ đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các chuyên gia khuyến cáo.!

(Theo Doanh nhân)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Tình trạng thất nghiệp tại 15 nước
  • Tp.HCM và Hà Nội trong Top 20 thành phố có môi trường làm việc kém nhất
  • Tín hiệu sáng cho xuất khẩu lao động
  • Nhật Bản tài trợ phát triển nhân lực Việt Nam
  • Những việc nên làm khi mất việc
  • Linh hoạt chính sách an sinh xã hội
  • Năm 2009 sẽ có hơn 22 triệu phụ nữ thất nghiệp trên toàn thế giới
  • Mỹ: 651.000 người mất việc trong tháng 2
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu