Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo vệ môi trường: Cần tiếng nói chung từ người dân, DN và chính quyền

Buổi hội thảo “ DN với môi trường trên địa bàn huyện Tiền Hải”

 
Buổi hội thảo “ DN với môi trường trên địa bàn huyện Tiền Hải”

Hàng năm, những vấn đề liên quan đến môi trường đã trở thành một chủ đề “hot” không chỉ đối với chuyên gia trong ngành mà còn là vấn đề nóng cần quan tâm của toàn xã hội và trở thành tâm điểm thời sự của cả thế giới. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, ở Việt Nam rất cần sự gắn kết từ phía người dân, DN, và chính quyền.

Cần …tiếng nói chung

Ngày 19/8, ngay sau khi hội thảo với chủ đề “ DN với môi trường trên địa bàn huyện Tiền Hải” do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với UBND huyện Tiền Hải và Phòng Cảnh sát Môi trường tỉnh Thái Bình (PC 36) tổ chức, đã có hơn 100 DN cũng như đại diện cho lãnh đạo các Sở ban ngành, các xã và các cơ quan liên quan đến dự, có rất nhiều ý kiến đóng góp, tham luận sôi nổi tại hội thảo.

Ông Trần Dự - Trưởng phòng Môi trường UBND huyện Tiền Hải cho biết: Tiền Hải là một huyện có tiềm năng lớn về khai thác khoáng sản, có khí thiên nhiên, có than nâu, nước khoáng, và hứa hẹn trong tương lai nhiều khám phá mới. Bên cạnh đó, sự ra đời của các khu, cụm công nghiệp cũng đã tạo nên gương mặt mới cho huyện: người lao động địa phương có công việc ổn định, giá trị thặng dư cho địa phương cũng như xã hội tăng. Mặt khác, Tiền Hải là một huyện có bãi bồi rộng với hơn 3.000ha rừng ngập mặn, có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, là khu bảo tồn thiên nhiên được Chính phủ phê duyệt năm 1996 và cũng là vùng lõm của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.

Trong quá trình phát triển kinh tế, việc khai thác tài nguyên sẽ diễn ra như một quy luật tất yếu nếu không được quản lý chặt chẽ, không có những chiến lược bảo vệ ngay từ bây giờ. Và hệ lụy nghiêm trọng về môi trường sẽ không tránh khỏi. Việc tổ chức hội thảo “ DN với môi trường trên địa bàn huyện Tiền Hải” nhằm mục tiêu phản ánh phần nào những mong muốn, nguyện vọng của chính quyền địa phương cũng như tìm tiếng nói chung từ phía DN và những người dân để từ đó nâng cao nhận thức cũng như hiểu biết của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

Ông Trương Văn Đạt – GĐ Cty CP gạch ốp lát Thái Bình cho rằng, cần xây dựng và tạo lập sự phối kết hợp đồng bộ giữa chính quyền với DN, người dân để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, đồng thời khắc phục, giải quyết các vấn đề tồn tại về môi trường trên tinh thần các bên tôn trọng và đảm bảo hài hoà các lợi ích của nhau. Là một DN luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, ông Đạt cũng nhận định, để hạn chế ô nhiễm thì DN cần được đầu tư các dây chuyền sản xuất…có trình độ tự động hoá cao – công nghệ tiên tiến…và DN của ông đã làm được điều đó. Với dây chuyền hiện đại nhập từ ITALIA, đạt chuẩn châu Âu nên sản phẩm của Cty được công nhận và đánh giá là công nghệ sản xuất sạch – thân thiện với môi trường. Cty còn xây dựng tiêu chí “ môi trường lao động, DN nói không với các bệnh nghề nghiệp, đảm bảo nguồn lực lao động có sức khoẻ tốt..”

Ông Đạt cũng kiến nghị thêm, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn để có biện pháp xử lý nguồn nước sông Long Hầu bị ô nhiễm nặng bởi đây là con sông phục vụ nước cho cả khu công nghiệp. Hiện nó đang  bốc lên mùi hôi thối rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, nhưng đến nay chưa có hướng khắc phục và xử lý.  

Cần sự kết hợp, gắn bó…dài lâu

Ông Minh Hoàng - Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) cho rằng, bảo vệ môi trường không chỉ đơn thuần là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp mà còn là khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Về lâu dài, MCD cũng sẽ liên kết các tỉnh tại châu thổ sông Hồng để tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường ven biển, cùng với địa phương vận động sự tham gia của quần chúng trong việc hưởng ứng các phong trào bảo vệ tài nguyên môi trường, vận động các DN thực hiện trách nhiệm xã hội để bảo vệ môi trường chung, thực hiện các mô hình trình diễn, sáng kiến thân thiện với môi trường. Quan trọng nhất là nâng cao nhận thức cộng đồng để từ đó lồng ghép tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kéo cộng đồng tham gia vào những sự kiện BVMT…

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lịch - Phó GĐ Sở Khoa học & Công nghệ Thái Bình nhấn mạnh, bảo vệ môi trường nước sạch tại nông thôn cũng là một trong những định hướng mà Sở KH & CN đã và đang thực hiện thành công. Do đặc thù của Thái Bình có cấu tạo địa chất và đặc trưng nước ngầm loại hình đồng bằng ven biển nên hầu hết các địa phương trên toàn tỉnh bị ô nhiễm mặn và sắt hữu cơ cao. Từ những đặc thù đó, việc xử lý nước thải sinh hoạt…tại các làng nghề được xem như là giải pháp mang tính chìa khoá cho sự thành công trong BVMT, đặc biệt là bảo vệ ô nhiễm nguồn nước. 

Ông Bùi Đình Trọng – Phó Trưởng ban Ban quản lý các khu CN tỉnh Thái Bình cho rằng:  Hiện nay, môi trường tại khu CN huyện đang tắc về vấn đề ô nhiễm các chất thải rắn (các khuôn mẫu của các sản phẩm và các sản phẩm hỏng, chủ yếu là cao lanh, thạch cao). Do vậy, rút kinh nghiệm tại các khu CN đang triển khai xây dựng, phải đầu tư các bãi chôn lấp rác. Nếu khu chôn lấp các bãi rác này được đưa vào hoạt động thì hi vọng khu CN sẽ hạn chế được rất nhiều ô nhiễm. Nhưng trước mắt, đối với Ban quản lý KCN, yêu cầu các DN cần thực hiện nghiêm túc nội dung đã đăng ký trong bản cam kết MT, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện cam kết về MT. Đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành một cách chặt chẽ, cùng chung tay BVMT.  

Sự phối hợp giữa chính quyền, DN và người dân là hết sức quan trọng trong vấn đề BVMT. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các DN và người dân. Với DN, đừng mải chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua trách nhiệm xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Đối với mỗi người dân, không chỉ nghiêm túc thực hiện công tác BVMT mà cần kiên quyết đấu tranh đối với các hành vi vi phạm luật BVMT. Đây cũng chính là những nội dung mà buổi hội thảo với chủ đề “ DN với môi trường trên địa bàn Tiền Hải” muốn truyền tải tới độc giả.

(Theo Minh Thành // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Ecopark – Khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc chính thức được khởi công
  • HUD xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại KĐTM Văn Quán - Yên Phúc: Đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt
  • Tập trung gỡ nút thắt trong giải phóng mặt bằng: Dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô
  • Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TPHCM): Rắc rối 160 ha tái định cư
  • Cải tạo 800 chung cư cũ trên cả nước
  • TP Hồ Chí Minh: giảm thất thoát, thất thu nước sạch từ 1% đến 2% thông qua các biện pháp quản lý
  • Việt Trì - Những góc nhìn
  • Hà Nội: Hàng ngàn căn hộ tái định cư còn trống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi