Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ ô nhiễm từ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Sau gần ba năm thực hiện quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ven biển thuộc ba xã Bình Hải, Bình Dương và Bình Minh thuộc huyện Thăng Bình, với tổng diện tích 131,1ha đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, việc ồ ạt nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Chỉ tính riêng ba xã của huyện Thăng Bình được quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát hiện có gần 100ha nuôi trồng. Một phần là người dân địa phương đầu tư, còn lại là chủ yếu các chủ nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định ra thuê hồ để nuôi tôm.

Anh Huỳnh Ba, kỹ thuật viên nuôi tôm của chủ hồ là ông Nguyễn Vũ cho biết hơn hai năm nay, với việc đầu tư bảy hồ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, chủ hồ Nguyễn Vũ đã cho thu nhập khá từ 700-800 triệu đồng/năm.

Theo anh Ba, hiện nay giá tôm thương phẩm xuất bán rất cao, thời vụ nhanh nên nhiều chủ hồ mở rộng diện tích nuôi trồng. Vì vậy, hiện toàn bộ diện tích đất cát ven biển của xã Bình Hải đã kín hồ nuôi tôm trên cát.

Theo một số chủ hồ, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng chưa thể nhân rộng vì gặp nhiều khó khăn. Trước hết là quỹ đất cho mô hình này không còn nhiều, đặc biệt là dọc vùng ven biển, nhiều vùng đất đang nằm trong quy hoạch, vướng rừng phòng hộ ven biển.

Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thăng Bình cho biết do hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm trên cát nên vài năm trở lại đây, nhiều người dân đã mở rộng đầu tư; trong đó có nhiều trường hợp san ủi, đào ao nuôi trái phép, lấn chiếm đất ven biển. Điều quan trọng là mô hình nuôi tôm trên cát tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, do việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường.

Đặc biệt, nguồn nước sông Trường Giang bị ô nhiễm là nguyên nhân chính làm phát sinh và lây lan dịch bệnh cho tôm, cá... Thậm chí nguồn nước ngầm mạch nông tại các khu vực nuôi tôm trên cát đã bị nhiễm mặn, vi sinh, chất hữu cơ, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, rừng phòng hộ cũng bị tác động.

Ông Ngữ cũng cho biết sắp tới huyện sẽ họp, đánh giá lại toàn bộ dự án nuôi tôm trên cát, sau đó đề xuất với tỉnh xem có nên gia hạn tiếp cho các hộ nuôi tôm hay không.

Khu quy hoạch nuôi tôm này đã gần hết hiệu lực, nhưng nhiều người dân có ao nuôi trong vùng quy hoạch cho biết do đã đầu tư vào ao nuôi quá nhiều kinh phí, nếu không được phép tiếp tục thả nuôi thì sẽ bị thiệt hại.

Trong khi đó, huyện Thăng Bình cũng chưa nhận được thông báo của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc để các hộ dân tiếp tục sản xuất, hay phải nhường lại đất nuôi tôm cho các dự án công nghiệp, du lịch khác...
 
Trần Tĩnh (TTXVN/Vietnam+)

 

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Trung bình mỗi tháng Việt Nam có thêm 1 khu đô thị
  • Có tới 60% chất thải bệnh viện chưa được xử lý
  • Dân thành phố khát nước sạch
  • Môi trường Việt Nam đang có diễn biến phức tạp
  • Biến đổi khí hậu tác động đến nước nông nghiệp
  • Nhà máy xử lý rác Tân Thành: Cần nhưng thiếu vốn
  • Di dời DN gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư đô thị
  • Thực hiện phân loại rác thải rắn tại chợ đầu mối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi