Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bắp lép… ép nông dân

Sau lũ 2008, để giúp người dân ổn định sản xuất, từ nguồn ngân sách, tỉnh Quảng Ngãi đã mua 15 tấn bắp giống B06 hỗ trợ người dân. Sau bao tháng chăm sóc, đến kỳ thu hoạch, hàng ngàn hộ nông dân đang phải nếm “trái đắng” vì giống bắp này đa phần bị hư hỏng, hạt thưa, nhiều bắp trắng hạt.

B06 không hạt!

Vụ bắp hè thu này, BO6 được trồng trên diện tích 105,5ha, trải đều trên 6 huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, với khoảng 15 tấn giống. Điều ngạc nhiên là, cũng loại giống bắp BO6 nhưng trồng vụ đông xuân trước đó thì năng suất rất cao, song qua vụ hè thu này, một số diện tích bắp đã có những biểu hiện không bình thường như cây lùn, xoắn lá, hạt rất thưa. Nhiều hộ nông dân ở Sơn Tịnh đã chặt phá bắp để lấy lá cho bò và trồng loại cây khác.

Không chỉ B06 không cho hạt mà giống bắp NK66 cũng lép. Ảnh:HÀ NHIÊN

Một trong những địa phương bị nặng nhất là xã Tịnh Ấn Tây huyện Sơn Tịnh. Xã này được cấp 150kg bắp giống B06/120 hộ, tất cả đã gieo trong vụ hè thu. Ông Nguyễn Quốc Tự, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết: “Giai đoạn đầu thì bắp mọc và phát triển rất tốt. Thế nhưng đến khi kết hạt lại ít, nhiều đám bị hư hỏng hoàn toàn”.

Ông Cao Văn Chức, ở xóm 1 thôn Thống Nhất, bức xúc: “Đám bắp 1 sào, giống B06 đều bị hư hết. Người trồng sớm thì méo mặt, còn người trồng sau thì hồi hộp vì không biết có hạt không?”. Bà Nguyễn Thị Minh Mẫn, ở thôn Thống Nhất lo lắng nói: “Ngoài 1kg bắp giống hỗ trợ, tui đã mua lại thêm 3kg của các hộ khác, về tỉa trên 4 sào. Do tỉa sau, bắp còn nhỏ nên chưa biết ra sao!”.

Qua kiểm tra, chỉ riêng Tịnh Ấn Tây đã có 61/120 hộ nhận và gieo bắp giống hỗ trợ bị hư hại 70%-100%.  Được biết, trước đây đã từng xảy ra hiện tượng này. Ông Nguyễn Thành Đạt, Trưởng thôn Bách Mỹ xã Nghĩa Mỹ huyện Tư Nghĩa và ông Nguyễn Quốc Tự, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Tịnh Ấn Tây huyện Sơn Tịnh, đưa ra dẫn chứng: “Cách đây khoảng 3-4 năm, giống bắp Biosed hỗ trợï cho người dân địa phương cũng đã xảy ra tình trạng có trái nhưng không có hạt”.

Còn theo bà con nông dân ở đây, tính bình quân chi phí cho mỗi sào trồng bắp, gồm: tiền phân, thuốc, công... khoảng 450.000 đồng, thì riêng vụ hè thu này, người trồng bắp Sơn Tịnh ước mất trắng hàng trăm triệu đồng.

Nguyên nhân?

Ông Nguyễn Tấn Công, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sơn Tịnh, cho biết: “Tình trạng trên đã xảy ra hơn nửa tháng nhưng chưa nhận được văn bản báo cáo cụ thể nào từ các địa phương về vấn đề này”. Còn ông Lê Văn Minh, Trưởng trạm Khuyến nông huyện, thừa nhận: “Cách đây khoảng hơn 1 tuần, có một người dân đem trái bắp bị hư đến trạm báo cáo. Ngay sau đó trạm cử cán bộ đến tận nơi kiểm tra và thấy tình trạng trên có thật”.

Tại huyện Tư Nghĩa, ông Đặng Văn Tùng, cán bộ phòng NN-PTNT huyện, cho biết: “Số bắp giống B06 địa phương được hỗ trợ đợt rồi là 3 tấn và đã đưa xuống các địa phương để cấp cho dân. Vụ hè thu 2009, diện tích bắp đã gieo trồng toàn huyện là 450ha. Đến nay vẫn chưa nghe các địa phương phản ánh gì về số bắp giống này”.

Trong khi đó, đại diện Công ty Biosed Việt Nam cho biết: “Đợt vừa rồi, công ty hợp đồng bán cho Quảng Ngãi 15 tấn bắp giống B06, toàn bộ số giống này nhập từ nước ngoài về. Nghe bà con phản ánh tình trạng bắp không hạt nên đã đi kiểm tra tại huyện Mộ Đức, Bình Sơn và TP Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy, những biểu hiện ở bắp như nông dân phản ánh là có thật”. Theo đó, kiểm tra 0,6ha bắp có 2-6 lá thì số cây sinh trưởng không bình thường chiếm tỷ lệ 1%-2%, kiểm tra 3,2ha bắp có 7-12 lá, số cây sinh trưởng không bình thường chiếm tỷ lệ 0,15%-2%.

Ông Đoàn Văn Nhân, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng-Vật nuôi cho rằng, đây là tỷ lệ cho phép, vì vậy các biểu hiện ở bắp như đã phản ánh là bình thường, bà con không nên hoang mang chặt bỏ hết bắp?!  Điều không bình thường - theo ông Nhân, là người ta chỉ chú ý đến giống bắp BO6 còn các loại giống bắp khác thì cho qua.

Theo chân đoàn kiểm tra, chúng tôi thấy rằng, cả 3 vạt bắp (mỗi vạt 300m²) của các ông Bùi Tấn Vinh, Nguyễn Thống và Nguyễn Văn Thất ở xã Tịnh Ấn Tây huyện Sơn Tịnh đều có những biểu hiện bất thường. Phần lớn bắp đều không có hạt, nếu có hạt thì bị bung vỏ, mỗi cây 2-3 quả nhưng đều lép. Ông Thống trồng giống bắp BO6, ông Vinh trồng giống bắp NK66, còn ông Thất trồng giống C919. Như vậy, việc bắp lép không chỉ xuất hiện ở giống bắp B06 mà ở tất cả các loại bắp.

Lý giải vấn đề này, ông Đoàn Văn Nhân cho rằng, sở dĩ có chuyện trên cùng một dải đất ven sông mà có vạt bắp bị hư hại, có vạt lại rất tốt dù cùng một loại giống. Số bắp bị hư là do lúc trổ cờ và thụ phấn rơi trúng vào thời điểm nắng nóng đến 38 độ nên dẫn đến hạt lép nhiều, chứ không phải “bệnh lạ”?

Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải thích của phía cung cấp giống, vì vậy nông dân rất cần một “trọng tài” là Sở NN-PTNT, để làm rõ ngọn nguồn.

(Theo HÀ MINH/SGGP)

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Đủ chuẩn thức ăn gia súc?
  • Rừng thông Đắk Đoa đang dần biến mất
  • Thêm 20 cầu yếu được đầu tư từ nguồn dự án tín dụng ngành GTVT
  • Diện tích rau an toàn mới chỉ chiếm hơn 8% tổng diện tích trồng rau
  • Già làng Ma Nghĩa làm lúa nước
  • Nhiều hộ ở Bạc Liêu thu nhập cao nhờ nuôi trăn
  • Khi nông dân “thắt lưng buộc bụng” quá mức
  • Hơn 16 nghìn doanh nghiệp, hộ nông dân ở Bạc Liêu được vay vốn hỗ trợ lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi