Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rừng thông Đắk Đoa đang dần biến mất

Một rừng thông bị chặt phá. (Ảnh: Internet).
Khoảng 500ha rừng thông cảnh quan thuộc huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, nơi có tên gọi “Công viên đồi thông Mang Yang” bị hàng trăm hộ dân vào xâm lấn trong nhiều năm qua.

Từ chỗ vài gia đình lập nghiệp trên đất rừng nhưng không bị xử lý, đến nay những cánh rừng thông phải gồng mình “che chở” cho 261 gia đình sinh sống và canh tác.

Rừng bị phá công khai, những hàng thông mọc bên ngoài được phát dọn sạch sẽ, thay vào đó là những dãy nhà, vườn cà phê lớn, nhỏ mọc lên. Những cây thông đẹp, có thế, thì bị đào lên bán cho người chơi cây cảnh.

Năm 2005, huyện Đắk Đoa đã đề nghị tỉnh cho quy hoạch khu công nghiệp Bắc Glar với diện tích 25ha tại rừng thông này nhưng tỉnh không đồng ý vì tiếc rừng thông đẹp.

Hiện tại, rừng thông đã bị 261 hộ tự ý lấn chiếm gần 100ha; xã Glar có nhiều người phá nhất với 126 hộ tham gia. Điều khó hiểu là có nhiều hộ đã được chính quyền địa phương xác nhận khai hoang, xác nhận cho sang nhượng hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trước thực trạng trên, huyện và xã đã nhiều lần tổ chức họp để tìm biện pháp xử lý. Ông Lê Viết Phẩm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Đoa cho biết: “Thời gian tới huyện sẽ tổ chức khoanh vùng lại diện tích rừng thông hiện có để bảo vệ và có cơ sở để xử phạt những ai vào phá”.

Tại một cuộc họp mới đây, ông Nguyễn Đức Hoàng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện yêu cầu tiến hành tổng kiểm tra, rà soát lại thủ tục, hồ sơ của những đối tượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận khai hoang, giấy sang nhượng có xác nhận chính quyền xã, thị trấn hay có trích lục đất..., đề xuất giải quyết đúng quy định.

Theo ông Hoàng, Hạt Kiểm lâm huyện cần tiến hành rà soát, củng cố hồ sơ, tham mưu Ủy ban Nhân dân huyện có hướng xử lý theo quy định đối với các đối tượng phá rừng trái phép và đối tượng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép./.

(Theo Vietnam+)

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Thêm 20 cầu yếu được đầu tư từ nguồn dự án tín dụng ngành GTVT
  • Diện tích rau an toàn mới chỉ chiếm hơn 8% tổng diện tích trồng rau
  • Già làng Ma Nghĩa làm lúa nước
  • Nhiều hộ ở Bạc Liêu thu nhập cao nhờ nuôi trăn
  • Khi nông dân “thắt lưng buộc bụng” quá mức
  • Hơn 16 nghìn doanh nghiệp, hộ nông dân ở Bạc Liêu được vay vốn hỗ trợ lãi suất
  • Ðác Lắc thí điểm dùng phân hữu cơ ami-ami
  • Sử dụng phân bón giả có thể bị phạt từ 5 tới 10 triệu đồng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi