Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chạy theo lợi nhuận, nông dân phá vỡ sản xuất

Người dân chăm sóc cây hồ tiêu. (Ảnh minh họa: Phương Hoa/TTXVN)
Trong sản xuất vụ mùa năm nay, nông dân trong tỉnh Gia Lai đã tự phát mở rộng diện tích và chuyển đổi hàng ngàn ha các loại cây trồng không theo quy hoạch, gồm 1.200 ha mía, 400ha tiêu, 200ha càphê và gần 1.000 ha điều trồng tái canh.

Đó là chưa kể đến hàng chục ngàn ha sắn "vượt rào" từ nhiều năm nay.

Một trong những nguyên nhân chính là do nông dân chạy theo lợi nhuận trước mắt, bởi giá cả một số loại sản phẩm cây trồng tăng cao, như giá cà phê dao động ở mức 48.000-50.000 đồng/kg, giá tiêu hạt từ 100.000-120.000 đồng/kg, giá điều 28.000-30.000 đồng/kg...

Bà con nông dân cho rằng, với mức giá trên thị trường như hiện nay, dù có mất mùa chăng nữa vẫn còn có lãi để đầu tư cho tái sản xuất và một phần cho thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Do vậy, không ít hộ đã tự phá bỏ một số loại cây trồng truyền thống lâu nay trong vườn nhà, vườn đồi để chuyển sang trồng tiêu, cà phê,

Việc tự phát tăng diện tích một số loại cây trồng đã dẫn đến phá vỡ quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân.

Tình trạng được giá - mất mùa và ngược lại đã dẫn đến thực tế là một số loại cây được "trồng rồi chặt phá, chặt phá rồi lại trồng", kéo theo đó là chuyện thừa thiếu nguyên liệu ở các nhà máy chế biến.

Bên cạnh đó, do kiến thức khoa học kỹ thuật của bà con còn thấp, ít ứng dụng cho từng loại cây trồng nên các vườn cây chậm phát triển, còi cọc và thậm chí mất trắng.

Theo ông Văn Phú Bộ, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai, tình trạng nông dân tự phát tăng diện tích một số loại cây trồng là điều rất đáng lo ngại bởi dễ dẫn đến thiệt hại không chỉ cho bà con mà còn cho cả doanh nghiệp.

Ngành chức năng đã khuyến cáo các cấp chính quyền ở địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động bà con dừng mở rộng diện tích cây trồng không theo quy hoạch, thay vào đó là tập trung thâm canh tăng năng suất từng loại cây trồng ổn định.
 
Văn Thông (TTXVN/Vietnam+)

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • GS Võ Tòng Xuân: Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản
  • Sản xuất giống lúa lai: Chưa đáp ứng được nhu cầu
  • Khi máy gặt không được chào đón
  • Hạt gạo và bài toán lợi nhuận người trồng lúa
  • GS Võ Tòng Xuân “kêu” đừng để nông dân “tự bơi”
  • Loay hoay với GAP
  • Nông nghiệp Việt Nam có thể tạo ra giá thế giới?
  • Cần có cái nhìn mới về phát triển nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi