Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giàu lên từ cây mía

Điệp khúc “trồng – chặt” luôn là nổi ám ảnh người nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đây cũng là bài toán khó cho các cấp chính quyền địa phương vùng ĐBSCL khi nhiều loại cây được nông dân trồng thử nghiệm nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp. Tuy nhiên, nhờ sự “bảo hộ” của DN (Xem bài “Khi cây mía được DN bảo hộ” đăng trên DĐDN số 54, ra ngày 6/7/2012), nhiều nông dân đã chuyển hướng sang trồng cây mía nguyên liệu, vươn lên làm giàu.

 
Xuôi theo dòng người hối hả, chúng tôi ghé thăm anh Huỳnh Văn Hưởng, Phó Bí thư xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang để tìm hiểu về cuộc sống của người dân nơi đây. Anh Hưởng cho biết: “cây mía được người dân ở đây trồng khá lâu, nhưng lúc bấy giờ chưa có nhà máy chế biến đường của Cty CP mía đường Cần Thơ nên đời sống của người dân trồng mía luôn bấp bênh. Mía đến mùa thu hoạch nhưng không có người mua nên bà con nản và chuyển sang trồng các loại cây trồng khác nhưng đều thất bại, càng trồng càng nghèo.
 
Các cán bộ khuyến nông của Cty CP mía đường Cần Thơ đang tư vấn cho nông dân kỹ thuật trồng mía

Qua thời bấp bênh

Anh Hưởng cho biết, giải quyết bài toán về phát triển kinh tế nông thôn đặt lên vai các cấp chính quyền nơi đây. Làm sao để thoát nghèo và loại cây nào tạo hiệu quả kinh tế cao trở thành câu hỏi mà không có đáp án. “Thế mà các anh thấy đó, kể từ khi có nhà máy mía đường này thì đời sống của bà con đã thay đổi hẳn lên, nhiều người đã phất lên nhanh từ cây mía nguyên liệu, có người chỉ sau vài vụ mía đã cất được ngôi nhà mới khang trang bằng vật liệu kiên cố” - anh Hưởng hào hứng.

Để minh chứng cho lời nói của mình, anh Hưởng dẫn chúng tôi “mục sở thị” nhà anh Nguyễn Văn Nam tại ấp Mỹ Hiệp trong xã. Anh Nam cho biết, ngôi nhà mới này được vợ chồng anh xây dựng với kinh phí khoảng sáu trăm triệu đồng, tức chỉ bằng lợi nhuận của ba vụ mía gần đây. Anh Nam cũng cho biết, không chỉ riêng có vợ chồng anh mới có điều kiện xây nhà mới này mà hầu hết bà con nơi đây sống trong vùng nguyên liệu mía cuộc sống đều “thay da đổi thịt”, nhà cửa khang trang... Tất cả đều nhờ vào cây mía!

Dọc theo những cánh đồng mía bạt ngàn xanh tốt, chúng tôi ghé thăm nhà anh Võ Hoàng Anh ở ấp Mỹ Lợi, xã Hiệp Hưng, người được các hộ nông dân ở đây “phong tặng” biệt hiệu “lão tướng trồng mía” do vườn mía nhà anh năm nào cũng đạt trên 200 tấn/ha, lợi nhuận thu được sau mỗi vụ mía đạt 258 triệu đồng/2 ha. Cũng như anh Hoàng Anh, anh Dương Phú Hào ở khu vực 8, xã Hiệp Thành cũng đạt 224 tấn/ha, lợi nhuận thu vào 226 triệu/1,5 ha. Theo như các anh cho biết, nếu có diện tích lớn hơn thì từ lâu chúng tôi đã trở thành “tỉ phú” chân đất rồi.

Bám rễ cùng mía

Chính sức hấp dẫn của cây mía đã lôi cuốn anh Phạm Văn Lãnh ở xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre từ lúc nào không hay, thậm chí, có nhiều thời điểm giá mía nguyên liệu biến động ở chiều hướng xấu, nhiều người đốn bỏ chuyển sang trồng lúa trở lại thì anh vẫn một mực “trung thành” với loại cây trồng này.
 
Anh Phạm Văn Lãnh chụp tại nhà mới xây gần 1 tỉ đồng

Anh Lãnh nhớ lại : “Năm 2004, sau khi được sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh làm đề tài thực hiện khảo nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất gò cao này cùng việc hỗ trợ giống mía và công lao động cho diện tích 2 ha thì tôi là người xung phong đầu tiên. Kết quả khá thành công, nhờ giống mía tốt cũng như việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác nên sản lượng, chất lượng và chữ đường đạt khá cao. Liên tục các năm sau đó, tôi thuê lại đất của bà con và mạnh dạn tăng diện tích trồng mía từ lên 7 ha, rồi 10 ha và hiện nay là 14 ha. Lợi nhuận thu được sau mỗi vụ liên tục tăng dần theo diện tích và hiện nay đạt hơn 1,4 tỉ đồng, trừ hết chi phí sản xuất, lợi nhuận còn lại hơn 700 triệu đồng/ 14 ha”.

Vậy có khi nào sản phẩm làm ra bị ế không ? - tôi hỏi. Với vẻ mặt trầm ngâm, anh Lãnh cho biết, đúng là những năm trước đây do đầu ra gặp rất nhiều khó khăn nên nhiều hộ dân xung quanh ngại trồng mía, nhưng nay không chỉ riêng diện tích trồng mía của nhà anh Lãnh mà hầu hết các vườn mía của bà con ở đây đều được Cty CP Mía đường Bến Tre bao tiêu, đầu tư hết. Hiện cây mía đã “bám rễ” tốt trên vùng đất này và người dân đã tìm được hướng đi để phát triển kinh tế gia đình.

Để có cái nhìn bao quát hơn về người dân trồng mía nơi đây, chúng tôi đến “gõ cửa” phòng chủ tịch UBND xã Bình Thạnh - ông Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Tuy là địa bàn giáp ranh với thị trấn Thạnh Phú nhưng do nằm trải dài gần sông Cổ Chiên quanh năm thường bị triều cường nên người dân trồng lúa một vụ ở đây luôn gặp khó khăn và mất mùa do ngập úng. Sau này, tuy tỉnh có xây dựng đê bao khép kín từ Bình Thạnh lên Quế Điền - gọi là cụm ngọt hóa 5 xã nhằm giúp người dân không còn bị triều cường đe dọa, nhưng cây lúa một vụ vẫn không giúp cho người dân thoát nghèo. Một số bà con thử trồng cây mía xuống ruộng lúa thì cây mía phát triển khá tốt nhưng lại kẹt ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Có năm phải để cháy khô ngoài ruộng do không có người đến mua. Đến năm 2003, UBND tỉnh đã có cuộc họp tiểu vùng cùng với các ngành chức năng và lãnh đạo huyện xây dựng các giải pháp nhằm cứu vãn cho vùng đất Bình Thạnh và các xã nằm trong đê bao hướng chuyển đổi các loại cây trồng thích nghi với vùng đất gò cao này. Qua khảo sát tại các điểm trồng mía của bà con phát triển khá tốt nên vận động người dân trồng khảo nghiệm với diện tích 2 ha ban đầu, sau đó tăng lên 5,5 ha vào năm 2004, và diện tích trồng mía tăng dần lên 50 ha, rồi 106 ha vào năm 2006. Niên vụ 2011 – 2012 diệt tích đã tăng đột biến lên 263 ha và hiện nay là 294 ha với sự liên kết và hỗ trợ của Cty CP Mía đường Bến Tre đã giúp cho địa phương giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, lợi nhuận thu được trong việc trồng mía của bà con nông dân đã giúp cho họ có điều kiện mua sắm được tivi, xe máy và các phương tiện sinh hoạt trong gia đình, thậm chí xây được những ngôi nhà mới khang trang”.

Khi biết chúng tôi đang chuẩn bị cho loạt bài viết về cây mía – vùng nguyên liệu ở khu vực ĐBSCL, anh bạn đồng nghiệp của báo Nông nghiệp nhiệt tình xin làm “hướng dẫn viên” khi đưa chúng tôi đi tham quan vùng “đảo ngọt” ở Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Theo sự hướng dẫn của anh, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Thắng ở ấp Phan Thành Hơn A, xã An Thạnh Nhì . Ông Thắng cho biết, gia đình ông đã trồng nhiều loại cây hoa màu nhưng năng suất cho ra không cao, chưa có cây nào bám vào đó mà làm giàu được. Trong khi đó, cây mía lại dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng đất này nên trồng thử. Không ngờ cây mía đã mở ra triển vọng mới thoát nghèo cho người dân chúng tôi. “Giờ đây, gia đình chúng tôi chỉ cần tìm tòi, học hỏi kỹ thuật thâm canh để làm sao cho cây mía đạt được năng suất cao nhất, còn vấn đề giống, phân bón, đầu ra đã được Cty CP mía đường Sóc Trăng bao “trọn gói” rồi nên rất an tâm” - ông Thắng tâm sự.

Thay lời kết

Có thể nói, trong các loại cây trồng hiện nay ở khu vực ĐBSCL thì cây mía nguyên liệu đã trở thành cây chủ lực giúp cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Cây mía đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong cơ cấu cây trồng, qua đó đã xuất hiện nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. tỉ lệ hộ đói, hộ nghèo đã giảm đáng kể. Hình ảnh những căn nhà lụp xụp đã lùi dần vào quá khứ và thay vào đó là những mái nhà mới được xây dựng kiên cố mọc lên, hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, 100% con em của nông dân được cắp sách đến trường là một minh chứng cho thấy cây mía không chỉ đơn giản là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây làm giàu ở các vùng quê ĐBSCL.
Quốc Chánh//DDDN

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Trồng ớt lãi hàng trăm triệu đồng
  • Nông nghiệp công nghệ cao: Những chuyện cười ra nước mắt
  • Nhiều chương trình đầu tư cho nông thôn bất hợp lý
  • Tìm điểm cân bằng
  • TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Nông nghiệp Việt Nam hết cơ hội để đột phá?
  • Khi nông dân nghe thương lái và VFA
  • Làm nhiều đặc sản, lại bí đầu ra
  • Đề nghị bố trí vốn hỗ trợ thu mua cà phê và điều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi