Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất rau an toàn: Cần được đầu tư đồng bộ

Bộ NN&PTNT vừa  tổ chức hội nghị phát triển rau an toàn (RAT) vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay việc sản xuất RAT ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức, triển khai nặng tính hình thức, mới chú trọng về quản lý hành chính, tập huấn kỹ thuật mà xem nhẹ khâu sản xuất.

 

Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho thấy, diện tích trồng rau cả nước tính đến năm 2008 là 722.000ha, năng suất trung bình đạt 159 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 11,4 triệu tấn. Trong đó, các tỉnh, thành miền Bắc chỉ có 390.000ha. Diện tích các vùng sản xuất RAT của cả nước tới nay cũng rất thấp, khoảng 8-8,5%/tổng diện tích trồng rau. Đặc biệt, ở Đồng bằng sông Hồng, diện tích trồng RAT mới đạt hơn 14.000ha, chủ yếu tập trung ở Hà Nội với gần 7.000ha, Hải Phòng 2.500ha, Hải Dương 3.000ha… Trong hơn 14.000ha được quy hoạch để phát triển vùng sản xuất RAT tập trung, chỉ có hơn 670ha được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.

 

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) Lê Văn Bầm cho rằng, 15 năm qua, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng mới có được 5% diện tích trồng RAT, trong đó khoảng 8% diện tích được chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT. Một trong những nguyên nhân gây mất an toàn trên rau, quả là việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả kiểm tra, giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, quả mới đây cho thấy, 31% số mẫu nho được kiểm tra có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng tối đa cho phép, ở rau là 21%. Tại hội nghị lần này, hầu hết ý kiến cho rằng, nếu muốn sản xuất RAT phải có sự đầu tư đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ, cần bổ sung thêm một số văn bản, chính sách, quy định có liên quan giúp những đề án sản xuất RAT của các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng đi vào cuộc sống.

(Theo Hữu Hoài // Hanoimoi Online)

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Lãi suất cho vay đối với dự án nông thôn là 0%
  • “Đại gia” trồng nho ở Bình Thuận
  • Rừng cao su không thể thay rừng tự nhiên
  • Bưởi da xanh được giá, đắt hàng
  • Vụ mía mới, nỗi lo cũ
  • Mở rộng diện tích cây ăn quả đặc sản phục vụ xuất khẩu
  • 9 giống lúa được đánh giá có triển vọng trong vụ lúa hè thu 2009
  • Đồng bằng sông Cửu Long :Thu hoạch hơn 321,7 ngàn tấn cá tra
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi