![]() |
Chỉ diễn ra trong vòng 60 phút, nhưng bàn tròn “Củng cố hệ thống tài chính toàn cầu: điều tiết và đổi mới”, trong khuôn khổ hội nghị Doanh nghiệp châu Á lần thứ 19 của Asia Society (4-2009 tại TPHCM), đã đụng chạm đến những vấn đề nóng nhất mà các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt: sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước vào hệ thống tài chính và có nên tiếp tục mở cửa hệ thống này hơn nữa.
“Bên ngoài đang bão ầm ầm, mà bảo mở cửa thì ai dám mở?”
Ngay khi mở đầu bàn tròn, ông Peter Stein, Phó tổng biên tập tờ The Wall Street Journal Asia, đã nhận định: “Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là kết quả của việc quản lý và điều hành yếu kém. Vì sao không có một cơ chế nào kiểm soát các công cụ phái sinh? Các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh… đã quá thiếu sự điều tiết từ phía Nhà nước”.
Và ông hỏi: “Bài học nào cho các thị trường mới nổi? Nhà nước có nên tăng cường kiểm soát, điều tiết thị trường? Việt Nam đang trên đường phát triển, hội nhập và vừa qua đã tháo gỡ khá nhiều sự kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Nay Việt Nam sẽ thế nào, mở cửa tiếp hay dừng lại? Làm thế nào để đưa ra các nguyên tắc chung cho việc kiểm soát đúng tầm và thích hợp của Nhà nước?”.
Trả lời một trong số những câu hỏi của ông Peter Stein, ông Simon Tay, Chủ tịch Viện Quan hệ quốc tế Singapore, miêu tả đầy hình ảnh: “Bây giờ thật khó thuyết phục các nước mở cửa nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng. Bên ngoài đang bão ầm ầm mà bảo mở cửa thì ai dám mở? Không dễ để có một giải pháp chung cho châu Á nhất là khi sự đồng thuận của trục Anh - Mỹ đã bị phá vỡ (ý nói cuộc họp G20). Những biện pháp như kiểm soát vốn có thể được áp dụng mặc dù nó phi thị trường”.
Theo ông Simon Tay, thế giới mới chỉ đang ở giai đoạn đầu xử lý lòng tham trong lĩnh vực tài chính. Phương Tây đang sử dụng lại những phương pháp của châu Á trong xử lý cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Vai trò của châu Á đang được nâng lên. Do đó nhìn vào cấu trúc tài chính thế giới trong tương lai, châu Á phải có tiếng nói của mình, không phải cứ chấp nhận những gì mà phương Tây áp đặt, gợi ý.
“Phá giá đồng nội tệ quá mức không có lợi!
“Việt Nam có một nguồn vốn dự trữ khổng lồ trong dân chưa được khai thác. Các ngân hàng thương mại cần mở rộng mạng lưới về nông thôn, không phải chỉ quanh quẩn ở các thành phố lớn”. |
(Theo Hải Lý - Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com