Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2015: Tập đoàn nhà nước rút hết vốn đầu tư ngoài ngành

Chính phủ đã ban hành nghị quyết nêu rõ phương án thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đến năm 2015 phải hoàn thành.

Tại Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ ban hành hôm nay, ngày 9/7, đã nêu rõ: từ nay đến 2015, các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước.

Chính phủ nhận định, việc thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là một nội dung quan trọng của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.

Theo đó, các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu, trong đó có đề án thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính (bao gồm cả các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.

Đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng mất vốn phải khẩn trương lập phương án thoái vốn phù hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét từng trường hợp cụ thể.

Đối với các lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hoặc gặp khó khăn tạm thời phải xem xét, tạo điều kiện để phát triển và tính toán thời điểm thoái vốn sao cho có hiệu quả nhất, theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án thoái vốn của các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính.

Chính phủ nhấn mạnh, việc thoái vốn cần có phương án, lộ trình cụ thể, gắn với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp đối với từng Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, nhiều rủi ro, như: bất động sản, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.

Chính phủ giao Bộ Tài chính cử kiểm soát viên tại các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để theo dõi, giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước.
 
PVN xin không thoái toàn bộ vốn tại PVF và PVI

Chiều ngày 9/7, Ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) cho biết, PVN đang thực hiện lộ trình thoái vốn ở các lĩnh vực ngoài ngành và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2015. Theo đó PetroVietnam sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực chính là: tìm kiếm, thăm dò, khai thác; hoá dầu; công nghiệp khí; điện và dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

Theo ông Thực, hiện tổng vốn đầu tư ngoài ngành của PVN khoảng 5.000 tỷ đồng. Tập đoàn đã hoàn thành đề án tái cấu trúc giai đoạn 2012 - 2015 trình Thủ tướng ngày 28/3/2012 và hiện nay đang tiếp thu ý kiến của các Bộ liên quan để Chính phủ phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

Tuy nhiên, ông Thực cho hay, với việc thoái vốn tại Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) và Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam PVF. PVF thì tập đoàn còn một số băn khoăn.

Do PVF đóng vai trò là đơn vị thu xếp vốn cho tập đoàn, trong khi PVI giúp tập đoàn bảo hiểm những rủi ro trong quá trình khai thác dầu khí nên nếu coi thoái vốn hoàn toàn thì sẽ gây khó khăn cho PVN.

Bởi vậy, ông Thực cho biết, PVN đang kiến nghị giữ lại 20% vốn tại PVF thay vì phải thoái 100% vốn tại công ty này. Còn với PVI, tập đoàn đề xuất vẫn nắm 18% vốn.

Theo quy định, những doanh nghiệp không có ngành nghề kinh doanh chính là tài chính, bất động sản thì đến 2015 phải thoái vốn khỏi lĩnh vực này, tuy nhiên trừ một số trường hợp đặc biệt mà Chính phủ cho phép. Hiện PVN đang báo cáo Chính phủ về vấn đề này, nếu Chính phủ không đồng ý thì PVN sẽ thực hiện đúng theo lộ trình thoái hoàn toàn 100%, nếu đồng ý thì PVN vẫn giữ vốn tại PVF và PVI, ông Thực nói.

(Theo VEF)

  • Xăng giảm để điện tăng?
  • Điều hành kinh tế: Cần tránh bẫy hai tăng một giảm
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tốc, tồn kho tăng 26%
  • Kinh tế Việt Nam “có thể đã qua giai đoạn tệ nhất”
  • Kinh tế vĩ mô: Từ 6 tháng nhìn đến cả năm
  • Nhận diện các thách thức cho nền kinh tế những tháng cuối năm
  • Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang tăng
  • FDI giảm sút, nhìn từ những lĩnh vực “đặc thù”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi