Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang tăng

Sự chênh lệch trong thu nhập được thể hiện rõ ở các thành phố, vùng miền dựa trên thu nhập bình quân đầu người hàng năm.

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn lại nhiều nguồn thông tin cho biết khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, các vùng miền tại Việt Nam đang ngày càng nới rộng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư.

CIEM dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố giữa năm 2011 cho biết, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ thu nhập 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng tại nông thôn; từ 260.000đồng/người/tháng lên 500.000đồng/người/tháng tại khu vực thành thị.

Theo chuẩn nghèo mới, hộ nghèo chiếm 20% dân số.

Sự chênh lệch trong thu nhập được thể hiện rõ ở các thành phố, vùng miền. CIEM dẫn số liệu năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội cho biết, thu nhập bình quân đầu người ở thủ đô trên 1.850 đô la Mỹ, TPHCM khoảng 3.000 đô la Mỹ, Cần Thơ khoảng 2.350 đô la Mỹ.


Bên cạnh những biệt thự của triệu phú đô la Mỹ tiếp tục mọc lên ở Việt Nam thì vẫn còn những mảnh đời đang phải chật vật với cuộc sống.

Riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đã đạt 5.800 đô la, cao hơn gần 5 lần bình quân cả nước cùng thời điểm. Đặc biệt, nếu năm 2015 TPHCM chỉ đặt mức thu nhập bình quân đầu người là 4.800 đô la, Hà Nội khoảng 3.300 đô la thì Bà Rịa-Vũng Tàu đã đặt chỉ tiêu tới 11.500 đô la (nếu tính cả dầu thô là 15.000 đô la Mỹ).

Ngược lại, các tỉnh nghèo thì thu nhập rất thấp. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Nam Định đạt 19,2 triệu đồng/năm (khoảng 900 đô la Mỹ), Bắc Kạn là 14,6 triệu đồng (khoảng hơn 700 đô la ), Quảng Ngãi bình quân thu nhập chưa đến 9 triệu đồng/người/năm (hơn 400 đô la), Hà Giang chưa đến 6 triệu đồng/năm (dưới 300 đô la).

Điểm đáng lưu ý là số người có tài sản từ 1 triệu đô la tại Việt Nam đang tăng manh, với mức tăng năm 2011 là 33% so với cùng kỳ năm 2010. CIEM đã đưa thông tin này trong báo cáo về "Giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập" dẫn lại kết quả khảo sát do Công ty quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management và hãng tư vấn Capgemini của Mỹ thực hiện về số lượng các triệu phú đô la tại châu Á nửa đầu năm 2011.

Các số liệu, tà liệu chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cho thấy ở Việt Nam số triệu phú đô la lên đến gần 170 người vào thời điểm năm 2011. Riêng 100 nhân vật giàu nhất năm 2011, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt 2 triệu đô la, trong đó có 2 người đạt chuẩn hội viên câu lạc bộ 100 triệu đô la Mỹ.

"Đây là một dấu hiệu đáng mừng và rất đáng khích lệ sau 20 năm đổi mới", báo cáo của CIEM nhận định.

(Theo TBKTSG)

 

  • FDI giảm sút, nhìn từ những lĩnh vực “đặc thù”
  • Lạm phát Việt Nam xuống thấp kỷ lục trong 3 năm
  • Việt Nam “đang đi đúng hướng” trong giải quyết nợ xấu
  • Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm
  • Lạm phát ở Việt Nam sẽ tới đâu?
  • Vốn ODA sẽ tham gia tái cơ cấu kinh tế?
  • Alan Phan: Việt Nam có thể phải chi 70 tỷ USD để kích thích kinh tế?
  • Báo cáo HSBC: Suy giảm kinh tế là cơ hội để cải cách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi