Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ANZ : Việt Nam tăng trưởng khoảng 4,5%

Ngân hàng ANZ vừa công bố bản nghiên cứu và dự báo mới về mức tăng trưởng của Việt Nam cùng với dự báo cho một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực, Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 4,5%.

Ngân hàng ANZ dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 4,5% trong năm 2009

Theo đánh giá của ANZ, tăng trưởng đối với các hoạt động sản xuất và xây dựng đã rơi xuống điểm thấp nhất trong một thập kỉ với mức 3,1 phần trăm trong quý I/2009%. Mức tăng tăng trưởng này đã tăng lại vào quí II. Với diễn biến trên dự báo năm 2009 sẽ là một năm thấp hơn bình thường nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước có mức tăng trưởng tốt hơn các quốc gia khác ở châu Á.

“Chúng tôi dự đóan tăng trưởng ở mức ổn định với tốc độ 4,5%. Nguồn vốn FDI mạnh mẽ sẽ là chìa khóa để hỗ trợ cho thâm hụt thương mại và là phương tiện chuyển giao cả công nghệ và thực tiễn tốt nhất”- ANZ nhận định.

Cũng theo đánh giá, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu về mức tăng trưởng trong khu vực sau khi các kế hoạch kích cầu được triển khai trong thời gian qua ở một số nước như Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc đã bắt đầu cho thấy hiệu quả tích cực.

Báo cáo cũng cho thấy tình trạng suy giảm tăng trưởng trên diện rộng của khu vực châu Á đang nổi dẫn đến sự suy giảm cả về kim ngạch xuất khẩu gộp và xuất khẩu ròng. Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) như Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore tiếp tục là những khu vực bị ảnh hưởng mạnh nhất trong khu vực.

Phục hồi kinh tế ở châu Á: Vẫn phải dựa vào nhu cầu bên ngoài

“Một vấn đề thích hợp hơn đặt ra lúc này là khi nào và bằng cách nào để đạt được sự hồi phục và trong bao lâu nữa thì khu vực sẽ lại đạt được sự tăng trưởng tiềm năng như trước. Các hoạt động tiêu dùng ở các quốc gia có thể giúp giảm đi gánh nặng khủng hoảng nhưng không thể tạo nên sự phục hồi trên diện rộng. Đối với một châu Á đang lên thì hy vọng cho sự hồi phục kinh tế vì vậy sẽ xoay xung quanh nhu cầu từ bên ngoài”- Bản báo cáo nhận định.

Báo cáo cũng cho rằng do các đơn hàng xuất khẩu tăng lên giúp tạo sự  hy vọng về sự phục hồi trong đầu tư và thu nhập và có tác động đến mức tiêu dùng. Quá trình này sẽ tạo thêm đà cho năm 2010 nhưng sẽ chỉ đạt được xu hướng tăng trưởng vào năm 2011. Đối với nhu cầu xuất khẩu, dự đoán sẽ có sự phục hồi bắt nguồn từ Mỹ, do những nhà hoạch định chính sách đã trở nên kiên quyết hơn, rồi sau đó là đến các quốc gia châu Âu.

Báo cáo cũng đưa ra dự đoán về mức tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2009 như Trung Quốc 7 %, Ấn Độ 6,5 %, Hồng Kông âm 6,75 %, Hàn Quốc âm 3 %, Đài Loan 5,25 %, Singapore 7,5 %, Indonesia 4 %, Philippines  0.5 %, Campuchia âm 1 %, Lào 5 %.  

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi