Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 4,8% so cùng kỳ

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2009, nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế nói chung và ngành Công Thương nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Nhu cầu tiêu dùng ở cả thị trường trong nước và ngoài nước suy giảm, nên sản xuất và xuất khẩu cũng suy giảm theo. Giá cả nhiều loại hàng hoá, lương thực, thực phẩm tăng đã ảnh hưởng đến sức mua của dân cư. Một số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng đã làm cho một bộ phận người lao động  thiếu việc làm nên đời sống càng khó khăn hơn.
 
Trước tình hình đó, Chính phủ đã kịp thời có Nghị quyết 30/2008/NQ-CP, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Nghị quyết 01/2009/NQ-CP đề ra nhiều giải pháp, chính sách quyết liệt nhằm tập trung kích thích kinh tế, kích cầu tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tập trung vào khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và giảm nghèo... nên sau một thời gian được các Bộ, ban ngành và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện, các giải pháp, chính sách trên đã từng bước phát huy tác dụng, được người dân và doanh nghiệp đón nhận tích cực, nền kinh tế tiếp tục giữ được sự ổn định và có tăng trưởng tuy chậm nhưng vẫn đạt mức khá so với khu vực. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh để duy trì hoạt động ổn định và tiếp tục phát triển.
 
Dự kiến tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2009 (theo giá so sánh) tăng 3,9% (cùng kỳ tăng 6,5%), trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 3,48% (riêng công nghiệp tăng 2,4%); dịch vụ tăng 5,5%; nông lâm ngư nghiệp tăng 1,25%. Riêng tốc độ tăng trưởng thương mại nội địa được duy trì khá, tăng 20%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,68% so với tháng 12/2008 và tăng 10,27% so với cùng kỳ.
 
Về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành 6 tháng ước đạt 324,2 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2008 tăng 16,5%) , trong đó, khu vực nhà nước trung ương tăng 3,1%, khu vực nhà nước địa phương giảm 4%, khu vực ngoài nhà nước tăng 7,6% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,5%.Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp tuy tăng trưởng ở mức thấp nhưng kể từ tháng 2/2009 đều có tăng trưởng, tháng sau cao hơn tháng trước,đặc biệt là trong quý II đã có những chuyến biến tích cực hơn.
 
Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm tăng không cao, chỉ đạt 2,4% (cùng kỳ là 8,3%). Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì đó là mức tăng đáng khích lệ và mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng toàn ngành năm 2009 theo kế hoạch điều chỉnh có thể sẽ đạt được.
 
Trong khu vực công nghiệp địa phương, cùng với khó khăn chung của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng kinh tế mặc dù đều tăng so với cùng kỳ năm 2008, trong đó tăng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ, tiếp theo là vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long... Tuy nhiên các mức tăng này đều thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2008 so với 2007.
 
Mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của hầu hết các tỉnh, thành phố đạt thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước, nhưng trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,8%, kế theo là Hà Nội tăng 3,9% thấp hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành. Một số địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ là: Quảng Ninh tăng 11,5%, Bà Rịa -Vũng Tàu tăng 10,6%, Khánh Hoà tăng 7,5%, Cần Thơ tăng 7,5%, Đồng Nai tăng 7,1%, Hải Phòng tăng 6,9%, Thanh Hoá tăng 6,8%, Bình Dương tăng 6,1%... Một số địa phương sản lượng công nghiệp giảm là: Đà Nẵng giảm 3,7%, Hải Dương giảm 4,4%, Phú Thọ giảm 5,3%, Vĩnh Phúc giảm 12,1%...
 
Trong tháng 6 đầu năm, tình hình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp bắt đầu có sự phục hồi nên tăng trưởng của một số sản phẩm chủ yếu khá tốt, tương đương với tốc độ tăng của năm ngoái, thậm chí một số sản phẩm còn cao hơn như: điện sản xuất (18,9%), than sạch (36%), dầu thô (10,2%), điều hoà nhiệt độ (146,4%), phân lân các loại (16,7%)...Vì vậy, tuy đạt mức tăng trưởng thấp trong quý I nhưng cộng chung cả 6 tháng, tăng trưởng của nhiều sản phẩm chủ yếu đã đạt mức khá so với cùng kỳ như: điện sản xuất tăng 8,2%, dầu thô tăng 17,7%, thép tròn  các loại tăng 12,6%, phân urê tăng 5,8%, điều hoà nhiệt độ tăng 44,7%, tủ lạnh, tủ đá tăng 16,1%, giày dép,ủng bằng da giả cho người lớn tăng 15,6%, thuốc lá điếu tăng 14,6%, bia tăng 6,6%, xà phòng giặt tăng 7,4%... Tuy nhiên, cũng có những sản phẩm giảm, như: lốp ô tô máy kéo giảm 14,6%, than sạch giảm 2,1%, vải dệt từ sợi bông giảm 23,2%; quần áo người lớn giảm 21,4%, giấy bìa giảm 23,5%, sữa bột giảm 11,5; dầu thực vật tinh luyện giảm 1,8%, xe chở khách giảm 26,3%... Tuy nhiên, tốc độ giảm đã thấp hơn so với quý I/2009.
 

(Vinanet)

  • Triển vọng kinh tế và những vấn đề đặt ra cho DNVN năm 2009–2010
  • Hồi phục kinh tế, nhìn từ góc độ doanh nghiệp
  • Cơ quan nào quản lý Nhà nước về viễn thông?
  • Phục hồi tăng trưởng sau khủng hoảng: Cần minh bạch chiến lược
  • Năm 2010 dự toán thu ngân sách Nhà nước đạt trên 21% GDP
  • Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tháng 6: Bốn điểm đáng lưu ý
  • Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh và phát triển bền vững
  • Kinh tế 6 tháng đầu năm 2009 và những giải pháp kiến nghị Chính phủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi