Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ASEAN: Cơ hội vàng từ hành lang kinh tế Đông Tây

"Hành lang kinh tế Đông Tây" (EWEC) - vốn được ví von là con đường "tơ lụa" khu vực Đông Nam Á. Là điểm cuối của hành lang, Đà Nẵng sẽ được gì trong chiến lược phát triển kinh tế giao thương với các nước trong khu vực?

Tháo gở nút thắt trên tuyến EWEC

Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) có chiều dài 1.450km, chạy qua 13 tỉnh của 4 quốc gia gồm Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Kể từ ngày thiết lập tuyến hành lang kinh tế này đã qua 14 năm, những nỗ lực của chính phủ các nước và các nhà tài trợ, hạ tầng giao thông EWEC đã được đầu tư nâng cấp, tạo tuyến giao thông xuyên suốt qua các nước.

Toàn bộ tuyến hành lang kinh tế Đông Tây đoạn qua Việt Nam bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo qua Đông Hà (Quảng Trị) và kết thúc tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng, đã có 3 dự án lớn được triển khai. Đó là dự án nâng cấp quản lý quốc lộ 9 chiều dài 83,5km và Trạm kiểm soát liên ngành tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Dansavanh (Lào) với tổng mức đầu tư 25 triệu USD vốn vay từ ADB, hoàn thành năm 2006.

Dự án nâng cấp cảng Tiên Sa công suất 4 triệu tấn/năm và cầu Tuyên Sơn bắc qua sông Hàn cho xe container cũng thông tuyến vào tháng 2/2004.

Tại Myanmar, Thái Lan đã hỗ trợ nâng cấp tuyến đường bộ từ cảng Mawlamyie (điểm đầu EWEC) đến biên giới Myanmar - Thái Lan. Tại Lào, Nhật Bản đã hỗ trợ nâng cấp sân bay Savanakhet trở thành sân bay quốc tế. Đặc biệt, cây cầu hữu nghị qua sông Mê Kông nối Mukdahan (Thái Lan) - Dansavanh (Lào) do Nhật Bản hỗ trợ đã hoàn thành cuối năm 2006, nối thông toàn bộ tuyến EWEC.

Cảng Tiên Sa, TP. Đà Nẵng, điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây sẽ là cơ hội cho Đà Nẵng và khu vực miền Trung cất cánh.

Với việc hoàn thành cây cầu này, hạ tầng giao thông EWEC cơ bản đã hoàn thành, đưa EWEC trở thành hành lang kinh tế đi vào hoạt động sớm nhất trong Chương trình GMS.

Đà Nẵng - được xem là điểm cuối của tuyến đường tơ lụa này - đã đi tắt đón đầu nhiều cơ hội phát triển kinh tế, với những lợi thế tiềm năng của một thành phố đầu tàu khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tạo bước đột phá để cất cánh.

Việc chính thức khai thông EWEC là một phần của kế hoạch vùng nhằm phá bỏ những rào cản tại biên giới giữa các nước Đông Nam Á, và xa hơn nữa hướng đến "con đường tơ lụa" hiện đại bằng đường bộ và đường xe lửa xuyên châu Á tới tận châu Âu.

Thống kê ban đầu từ các nước trong khu vực, đến nay đã có khoảng 2.000 xe thương mại các nước được cấp giấy phép để sử dụng EWEC.

Thực tế các nước thuộc khu vực EWEC (trừ Myanmar) đều mong ước chương trình "ba nước, một điểm đến" trở thành hiện thực. Thế nhưng, chỉ có Thái Lan là quốc gia sở hữu cơ sở hạ tầng, phương tiện và mạng lưới đường bộ phát triển đồng bộ, hiện đại.

Chẳng những hệ thống đường bộ tốt, tốc độ chạy xe trung bình đạt 90-100 km/h mà chất lượng dịch vụ của các trạm dừng rất cao. Đi khoảng 35-50 km là có một trạm dừng, có đầy đủ dịch vụ: đổ xăng, sửa chữa xe, nhà hàng, nhà nghỉ, siêu thị nhỏ, thư giãn...

Đối với Việt Nam, Lào, cơ sở hạ tầng đang từng bước hoàn thiện nhưng lại vướng nhiều rào cản nên mất nhiều thời gian chạy xe.

Như từ TP. Đà Nẵng đến Lao Bảo chỉ khoảng 260 km nhưng mất tới 4-5 tiếng, chưa kể thêm 2-3 tiếng nữa bởi các trạm thu phí, quy định hạn chế tốc độ; rồi thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu Lao Bảo - Dasavanh thêm ít nhất 1 tiếng rưỡi. Đây là rào cản mà các chuyên gia kinh tế khuyến cáo cần phải tháo gỡ để khai thác lợi thế từ tuyến hành lang kinh tế trọng yếu này.

Đường lớn đã mở, nhưng vẫn còn tắc nghẽn bởi cơ chế và luật pháp. Những rào cản từ luật pháp và qui định như chưa thống nhất các thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu theo hướng một cửa, một điểm dừng trên toàn tuyến; các phương tiện vận tải khi đi vào các nước trong vùng vẫn còn phải được sự hướng dẫn vì "tay lái nghịch" không thuộc thông lệ của mỗi nước.

Vào tháng 5 vừa qua, Hội nghị các Bộ trưởng Thương mại EWEC lần thứ nhất tại Quảng Trị đã thống nhất tiêu chí "Đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả" trên toàn tuyến. Đây là điểm tắc nghẽn cần phải giải quyết dứt điểm để EWEC phát triển, hội nhập toàn diện.

Cơ hội cho Đà Nẵng

Với vai trò cửa ngõ thông ra biển cho các nước thuộc khu vực EWEC, 3 tỉnh, thành miền Trung Việt Nam (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng) cùng Quảng Nam, Quảng Ngãi... vừa là đầu ra, vừa là đầu vào quan trọng cho hàng hóa của Thái Lan, Myanmar, Lào và các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia.

Theo khẳng định của các chuyên gia kinh tế, Đà Nẵng giữ vị trí làm đầu tàu và là trung tâm kinh tế của khu vực, là điểm trung chuyển hàng hóa lớn, phục vụ xuất nhập khẩu của miền Trung và một phần của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, thậm chí có thể mở rộng đến Vân Nam (Trung Quốc).

Theo đánh giá của ERIA (Diễn đàn các cơ quan kinh tế các nước ASEAN và Đông Á), nếu thủ tục hải quan hiện nay thuận lợi thì tác động của EWEC đến GDP của TP. Đà Nẵng là rất lớn, sẽ tăng thêm 1% vào năm 2015.

Nếu xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc EWEC, đồng thời công nghệ hóa thủ tục hải quan cũng sẽ giúp GDP của Đà Nẵng đến năm 2025 tăng 2,29% (so với 1,71% của Savannakhet - Lào và 1,4% của Mukdahan - Thái Lan).

Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến thương mại Đà Nẵng Hứa Tự Anh cho biết sau khi EWEC chính thức thông tuyến cuối tháng 12/2006, thì đầu năm 2007 hội chợ quốc tế EWEC lần thứ nhất đã tổ chức thành công tại Đà Nẵng, thu hút hơn 150 doanh nghiệp, đơn vị đến từ 10 quốc gia tham dự với 250 gian hàng triển lãm.

Trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, nhưng Hội chợ Quốc tế EWEC - Đà Nẵng 2012 vẫn được tổ chức tiến hành và đã nhận được sự bảo trợ của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và sự phối hợp từ các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước nằm trên EWEC cùng các nước có quan hệ giao thương với Đà Nẵng (như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Hàn Quốc...) và các tổ chức quốc tế như JICA, JETRO, ADB...

Tại hội chợ diễn ra từ ngày 17 đến 21/8 này sẽ có  hội thảo chủ đề  "Các giải pháp phát triển dịch vụ logistic, du lịch và cơ hội đầu tư trên tuyến EWEC"  giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về cơ chế, chính sách hải quan của mỗi nước, hiện trạng dịch vụ logistic để giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong EWEC, tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả.

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng với quyết tâm của chính phủ Việt Nam cùng chính phủ các nước khu vực đã bắt tay cùng mở cánh cửa giao thương kinh tế bằng tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây  sẽ là cơ hội lớn cho phát triển khu vực... - ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng kỳ vọng.
----------------------
Tác giả: Vũ Trung // Theo VEF

  • Lạm phát thấp, lo tăng trưởng
  • CPI tăng trở lại, hiệu ứng mới cho nền kinh tế
  • Những 'đại ý tưởng' chết yểu
  • Doanh nghiệp Việt Nam "chết" vì đa ngành
  • Doanh nghiệp Việt và nguy cơ bị thôn tính trong khủng hoảng
  • Nói và làm: Sáng tạo - Nỗi buồn kinh tế tri thức Việt Nam
  • Việt Nam trước cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tại châu Á
  • Kinh tế Việt Nam: Mối nguy lớn sau những câu chuyện nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi