Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Việt Nam "chết" vì đa ngành

Nếu khó khăn còn tiếp tục khéo dài như hiện nay rất có thể 90% CTCK sẽ phải đóng cửa trong vòng 2 năm nữa; sẽ chỉ còn 5 – 7 công ty chứng khoán có thể tồn tại lâu dài.

Tại Hội nghị đầu tư năm 2012 tổ chức sáng nay (ngày 23/8) ở Hà Nội, ông Nguyễn Nam Sơn –Thành viên hội đồng quản trị công ty chứng khoán Thiên Việt, Giám đốc điều hành Quỹ Vietnam Capital Parners cho rằng, cái “chết” của các doanh nghiệp Việt Nam là đầu tư trái ngành trong khi đó lại thiếu một chiến lược đầu tư và chiến lược thị trường dài hạn.

Sẽ có 90% công ty chứng khoán phải đóng cửa trong vòng 2 năm tới

Nói về vấn đề đầu tư đa ngành của các doanh nghiệp, đã có ý kiến cho rằng nếu DN đi đúng hướng và đầu tư có hiệu quả thì điều này sẽ giúp nâng cao vị thế của DN và đạt được những mục tiêu mới.

Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, trên thực tế rất ít trường hợp đạt được mục tiêu đó.

Chứng minh cho ý kiến của mình, ông Sơn lấy ví dụ giữa một doanh nghiệp có đầu tư ngoài ngành là Kinh Đô và một công ty không đầu tư ngoài ngành là Công ty Vinamilk.

Công ty Kinh Đô đã đầu tư 40 triệu USD vào BĐS (tương đương 13% tổng tài sản), công ty Vinamilk chỉ tập trung vào ngành nghề chính, không đầu tư ngoài ngành. Tỷ lệ ROE (lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu) của Kinh Đô trong năm 2011 là 8% trong khi đó Vinamilk 41%. Năm 2012, ROE của Vinamilk dự kiến sẽ giảm còn khoảng 37% thì Kinh Đô vẫn là 8%.

Nguyên nhân được ông Sơn đưa ra là hầu hết HĐQT tại các DN này hoạt động không hiệu quả, thiếu kinh nghiệm, kiến thức và hoạt động thiếu độc lập trong việc đưa ra quyết định;

Các công ty tại ViệtNam gần như không công ty nào làm nghiên cứu và dự báo thị trường dài hạn 3 – 5 năm mà thông thường chỉ lên kế hoạch kinh doanh dài nhất là 1 năm.

Đa số các công ty đều trong tình trạng chạy theo thị trường thay vì dẫn dắt thị trường, suy nghĩ rằng thị trường sẽ tốt lên thay vì hành động trước thị trường vẫn là thói quen của nhiều DN Việt Nam.

Trong khi đó, rất nhiều công ty lớn lại tham gia đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán và BĐS.

Ông Sơn đưa ra dự báo khá bi quan, với tình hình khó khăn còn tiếp tục khéo dài như hiện nay rất có thể 90% công ty chứng khoán sẽ phải đóng cửa trong vòng 2 năm nữa; sẽ chỉ còn 5 – 7 công ty chứng khoán có thể tồn tại lâu dài.

Đa số các công ty ĐBS sẽ phá sản trong vòng 2 năm tới; những công ty còn sống sót được là những người nhanh chân sáp nhập để tăng quy mô và xây dựng năng lực.

Ông Sơn lấy ví dụ tại Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI và công ty chứng khoán Sacombank: Với bối cảnh thị trường xấu như hiện nay, giảm 40 - 50%, thậm chí có mã giảm 90% nên tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của 2 công ty này đã suy giảm mạnh trong 2 năm vừa qua. Điển hình, năm 2011 Công ty chứng khoán Sacombank đã công bố lỗ tới 1,2 triệu USD.

Trong khi đó, năng lực cốt lõi của một công ty chứng khoán là phải quản trị được rủi ro, tự doanh, quản lý tài sản, dịch vụ ngân hàng đầu tư, đội ngũ nghiên cứu mạnh, môi giới cho khách hàng cá nhân và tổ chức – ông Sơn nhấn mạnh.

Đừng trông đợi ở vốn vay ngân hàng

Nguồn vốn hiện vẫn đang được đánh giá là một trong các khó khăn chủ yếu hiện nay của các DN ViệtNam.

Theo đánh giá, vốn vay của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn ngân hàng, chưa tiếp cận được với nhà đầu tư quốc tế (ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn như Vincom hay Hoàng Anh Gia Lai).

Ông Sơn cho rằng, việc phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng cần dần chấm dứt. Một khi công ty muốn tăng trưởng dài hạn thì phải tiếp cận được các nguồn quốc tế.

Vẫn biết rằng, để tiếp cận được nguồn vốn quốc tế là điều không hề dễ dàng nhưng đó thực sự là nguồn tiền dồi dào, lãi suất hấp dẫn. Do đó, đây sẽ là nguồn vốn thay thế của các doanh nghiệp trong nước trong những năm tới.

Điều quan trọng mà DN Việt Nam cần phải làm lúc này bên cạnh việc có chiến lược kinh doanh tốt, tính minh bạch cao thì cần tìm cho mình một vài ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp làm nhà tư vấn.

Theo ông Sơn bổ sung thêm đó thật sự phải là một ngân hàng đầu tư chứ không phải các nhà môi giới. Bởi lẽ, chỉ có ngân hàng đầu tư mới có uy tín với các nhà đầu tư toàn cầu, khả năng phân tích, nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về cơ hội và thách thức từ đó đưa ra phương án định giá và phương án tài chính phù hợp.

Một nhà ngân hàng đầu tư sẽ đem lại cơ hội tiếp cận của DN Việt Nam với khoảng 100 nhà đầu tư trên toàn cầu, giúp tối ưu hóa mức giá và tiết kiệm thời gian – ông Sơn nhấn mạnh.
 
Theo TTVN

  • Doanh nghiệp Việt và nguy cơ bị thôn tính trong khủng hoảng
  • Nói và làm: Sáng tạo - Nỗi buồn kinh tế tri thức Việt Nam
  • Việt Nam trước cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tại châu Á
  • Kinh tế Việt Nam: Mối nguy lớn sau những câu chuyện nhỏ
  • Nói và làm: Sáng tạo, nỗi buồn kinh tế tri thức Việt Nam
  • Nhà nước neo thuế, DN tăng giá: Dân chịu thiệt
  • Vì sao thương mại điện tử Việt Nam chưa cất cánh?
  • “Gót chân Asin” của hệ thống phân phối Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi