Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo Singapore “khích” Việt Nam thay đổi tư duy kinh tế

Bao giờ Việt Nam mới đi vào quỹ đạo chung của kinh tế châu Á? Tờ Strait Times của Singapore số ra ngày 17/11 đặt câu hỏi cho kinh tế Việt Nam.

 

Trong khi đôla Mỹ đang mất giá với hầu hết các tiền tệ khác của châu Á, đồng tiền này lại liên tục tăng giá so với tiền đồng của Việt Nam.

Và trong khi tổng sản phẩm nội địa đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam thực tế gần như là nước duy nhất trong khu vực phải chật vật trước thực tế thâm thủng thương mại không ngừng bị nới rộng.

Nhiều vấn đề của Việt Nam có thể bắt nguồn từ việc quá tập trung vào tăng trưởng. Chiến lược đó gây thâm hụt tài khóa, lạm phát và khiến chế độ tỷ giá không ổn định.

Lạm phát hiện đang ở gần mức 10%. Lãi suất thấp và tiền tệ nới lỏng cũng dẫn tới nhập khẩu tăng, làm thâm hụt thương mại càng phình lên.

Các thống kê chính thức cho thấy thâm hụt của Việt Nam đã đạt đến 9,5 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay, so với 8,4 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Và các quan chức tài chính đã cho phép hạ giá trị tiền đồng ba lần trong năm qua.

Dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài dường như vẫn giữ niềm tin ở đất nước này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay có thể đạt 8 tỷ USD, cao hơn nhiều con số ước tính của Philippines.

Nhưng điều đáng chú ý là, các khoản đầu tư mới này gần như toàn bộ đều tập trung vào cơ sở hạ tầng, với các công trình cảng nước sâu, đường cao tốc, thủy điện và hệ thống sợi cáp quang.

Những đầu tư như vậy đảm bảo duy trì tăng trưởng trong tương lai. Nhưng vấn đề trực tiếp hơn cần giải quyết là phải tìm ra biện pháp thúc đẩy tăng trưởng bằng cách khuyến khích đầu tư vào các mặt hàng chế tạo phi truyền thống.

Triển vọng trung hạn và dài hạn của Việt Nam khá sáng sủa, đặc biệt là với các công ty nước ngoài tìm kiếm địa điểm thay thế Trung Quốc.

Chi phí lương tại đây cũng thấp hơn khoảng 1/3 so với các khu vực công nghiệp duyên hải của Trung Quốc. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, và lao động Việt Nam nhìn chung được đánh giá cần cù.

Tuy nhiên, cung cách quản lý kinh tế của Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ phải cải thiện nhiều. Đây là vấn đề có thể làm nhụt chí nhiều nhà đầu tư tiềm năng.

Đơn cử, sự vỡ nợ của công ty đóng tàu nhà nước với khoản nợ lên tới hơn 5,2 tỷ USD cho thấy đã đến lúc phải cải cách doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả.

Một vấn đề khác nữa là chất lượng thấp và số lượng không đồng nhất của các số liệu kinh tế được công bố. Nhưng điều nghiêm trọng nhất chính là cách xây dựng chính sách thiếu rõ ràng. Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó giữ trọn niềm tin vào định hướng tương lai của Việt Nam.

Ngày 5/11, Ngân hàng trung ương nâng lãi suất cho vay tiền đồng cơ bản lên 1 điểm phần trăm nhằm hỗ trợ đồng tiền này và giảm áp lực lạm phát.

Động thái trên diễn ra khá bất ngờ, đặc biệt kể từ khi các nhà chức trách tiền tệ liên tục kêu gọi ngân hàng địa phương giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng trung ương mới đây thậm chí còn tuyên bố có ý định giữ tỷ giá ổn định trong cả tháng.

Lập trường này khiến chúng ta nhớ lại thông tư của Bộ Tài chính cuối năm ngoái, khiến nhiều người quan ngại khả năng kiểm soát giá cả để kiềm chế lạm phát. Thông tư này sau đó đã được Bộ bãi bỏ vào tháng Tư năm nay mà không đưa ra bình luận gì sau khi các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ quan ngại.

Nếu vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục khiến người ta nghi ngại, Việt Nam có thể sẽ đứng trước nguy cơ đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư vốn rất quan trọng đối với họ.

Năm 2006, Intel tuyên bố ý định xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn gần TP.HCM, và chính động thái này đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ thể hiện mức độ hài lòng rất lớn của công ty vào nước này, khiến các hãng điện tử khác khó có thể thờ ơ.

Ví dụ, tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan, nhà sản xuất iPod của Apple, sau đó đã đầu tư gần 5 tỷ USD vào Việt Nam.

Nhưng cũng không dễ để thu hút những nhà đầu tư mang tính biểu tượng như thế. Việt Nam có tạo được một làn sóng đầu tư định hướng xuất khẩu mới hay không rõ ràng còn phụ thuộc vào khả năng những nhà lãnh đạo xây dựng được một chính sách kinh tế nhất quán hơn.

 

Tác giả: ĐÌNH NGÂN (LƯỢC DỊCH TỪ STRAIT TIMES) // Theo VEF

  • Cơ chế đặc thù nào cho Thủ đô?
  • Tranh giành bác sỹ
  • Quản lý giá thuốc: Yếu cơ chế hay yếu trách nhiệm?
  • Doanh nghiệp tiến thoái lưỡng nan
  • Việt Nam phải giải quyết các mất cân đối kinh tế vĩ mô
  • Năm 2011, kinh tế tăng trưởng 7 - 7,5%
  • Xem lại cơ sở tính toán lãi dự án khai thác bô-xít
  • Việt Nam xây dựng sàn an sinh xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi