Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biến tiềm năng thành nguồn lực thực tế trong Tiểu vùng Mekong

Trong khuôn khổ WEF Đông Á 2010, buổi thảo luận về vấn đề tăng cường vai trò lãnh đạo và tăng trưởng trong Tiểu vùng Mekong của 5 nước Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự.

Thủ tướng 5 nước Tiểu vùng Mekong tại phiên thảo luận trưa nay, 6/6. Ảnh: Chinhphu.vn

Với vai trò điều hành thảo luận của Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHDCND Lào Bouasone Bouphavanh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Myanmar Thein Sein đã có những trao đổi thẳng thắn và xây dựng khi bàn về việc điều hành khai thác các tiềm năng phát triển hợp tác và nâng cao vai trò của các nước Tiểu vùng Mekong trong khu vực.

Ngày nay, với diện tích  2,6 triệu km2 và khoảng 325 triệu dân, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) bao gồm các quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, là khu vực có vị trí địa - chính trị quan trọng ở Đông Nam Á, một điểm đến đầy tiềm năng và cơ hội đầu tư rộng mở với tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, thủy điện và khai thác khoáng sản…

Các ý kiến phát biểu đều ghi nhận những nỗ lực to lớn gần đây của các nước trong vùng trong việc đẩy mạnh hợp tác, liên kết và phát triển kinh tế thông qua các diễn đàn và cơ chế hợp tác đa dạng. Lưu vực Mekong đang nhanh chóng trở thành một tâm điểm thu hút sự chú ý của nhiều đối tác phát triển, trong đó có các nền kinh tế lớn tại Đông Á như Nhật Bản và các đối tác quan trọng khác như Mỹ và châu Âu.

Người đứng đầu Chính phủ 5 nước trong vùng cũng đề cập những vấn đề mà những nền kinh tế đang phát triển ở khu vực cần phải thực hiện để nhanh chóng biến các tiềm năng thành nguồn lực tăng trưởng thực tế, sao cho trong một thập kỷ tới, lưu vực Mekong trở thành một động lực tăng trưởng mới bền vững cho Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung.

Đó là việc củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác trong khu vực và với các đối tác bên ngoài, yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước trong lưu vực, bảo vệ môi trường sinh thái và tiến tới xây dựng một Mekong phát triển xanh.

Bên cạnh đó, các nước Tiểu vùng Mekong cần tiếp tục tranh thủ nguồn vốn và sự trợ giúp của các đối tác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất về hành lang pháp lý để khuyến khích đẩy mạnh các dự án hạ tầng.

ASEAN cần tăng cường hội nhập

Trong khuôn khổ WEF về Đông Á 2010,  ngày 6/6 đã diễn ra các phiên họp song song với các chủ đề về quá trình hội nhập, mối liên kết nội khối, các điều chỉnh kinh tế … của các nền kinh tế châu Á nói chung, khu vực ASEAN nói riêng. Chủ đề về hội nhập của ASEAN thu hút sự quan tâm, thảo luận của nhiều đại biểu.

Chia sẻ cùng các đại biểu, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh những kết quả quan trọng mà ASEAN đã đạt được trong liên kết kinh tế là chất xúc tác và tiền đề vật chất quan trọng của quá trình xây dựng Cộng đồng Đông Á. Một ASEAN phát triển năng động và liên kết chặt chẽ sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của tất cả các nước trong khu vực. Mặc dù đã có sự liên kết trong nhiều năm qua, nhưng trước những thách thức mới của toàn cầu hóa, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, đòi hỏi các nước ASEAN cần tăng cường hơn nữa hội nhập khu vực, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

  • Lời khuyên chuyên gia UNDP đưa ra cho Việt Nam: Nội lực là chính
  • Bao giờ cho đến tháng Chín?
  • Dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường: Lo ngại ảnh hưởng đến sản xuất
  • Không chỉ lắng nghe
  • Kinh tế phục hồi cao hơn kỳ vọng
  • Hối thúc trong triển khai PPP
  • Làm rõ cơ sở quy hoạch Trung tâm hành chính quốc gia về Ba Vì
  • 3 giải pháp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi