Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình ổn giá, cách nào?

Trước áp lực tăng giá, nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đang kêu trời vì khó có khả năng cầm cự tiếp nếu không tăng giá. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế lại cho rằng, cách làm bình ổn giá như hiện nay đang tỏ ra kém hiệu quả, doanh nghiệp có thể được hưởng lợi nhiều trong khi đối tượng chính là những người có thu nhập thấp lại ít được hưởng lợi.

Người thu nhập thấp là đối tượng chính cần được hưởng lợi từ bình ổn giá. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Bình ổn giá từ khâu sản xuất

Theo nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá ở Hà Nội và TPHCM, áp lực tăng giá hiện rất lớn, cần những cơ chế mới như hỗ trợ bình ổn ngay từ khâu sản xuất, không nhất thiết phải quy định bình ổn giá là không được tăng giá bán…

Áp lực tăng giá

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Cty Kỹ nghệ Súc sản Vissan, cho biết sức ép tăng giá hiện khá căng thẳng dù Cty đã cam kết không tăng giá bán đến hết 31-3.

"Đối với các đơn vị trực thuộc, chúng tôi kiểm soát rất dễ, còn các đơn vị bán hàng của chúng tôi thì kiểm soát bằng chính sách, nếu không làm đúng thì chúng tôi sẽ gạt bỏ khỏi hợp đồng. Cần nhất là có chính sách hỗ trợ cho người bán. Còn lỗ lãi thì nhà sản xuất phải chịu, đừng để người bán chịu vì họ trực tiếp với thị trường, là cánh tay nối dài của mình", ông Mười nói.

Theo đại diện một siêu thị tham gia chương trình bình ổn giá của Hà Nội, có thời điểm, siêu thị trong một tháng nhận được 3 lần thông báo tăng giá .

Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Thương mại Hà Nội (Hapro), cho rằng dù ký hợp đồng, rót tiền nhưng doanh nghiệp bán hàng bình ổn cũng chỉ có thể trữ một lượng hàng nhất định, nếu ôm nhiều hàng, khi giá thị trường giảm thì doanh nghiệp lỗ nặng.

Ông Châu Nhựt Trung, đại diện lãnh đạo Cty Chế biến Thực phẩm Huỳnh Gia Huynh Đệ, và ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Cty TNHH Chế biến thực phẩm Phú An Sinh, đều nói rằng, phải có mặt bằng giá mới thích hợp trong thời gian tới. TPHCM đang khởi động việc triển khai chương trình bình ổn cho Tết năm 2012. Theo ông Minh, các doanh nghiệp kiến nghị cho phép họ điều chỉnh giá khi giá thị trường tăng 10% so với thời điểm áp giá bình ổn.

Nên bình ổn giá thực phẩm từ khâu sản xuất

Ông Nguyễn Hữu Thắng nói: "Chúng tôi đã kiến nghị với UBND thành phố, bình ổn giá không có nghĩa không tăng giá. Để bình ổn giá có tính dài hơi, phải hình thành một kênh từ khâu sản xuất, bảo quản đến tiêu thụ nhưng không trùng lắp kiểu hành chính như dự trữ quốc gia. Để làm tốt điều này, Nhà nước phải xây dựng được công cụ thị trường và phải dựa vào một số doanh nghiệp lớn".

Một chuyên gia kinh tế cho rằng, để việc bình ổn giá hiệu quả, phải tăng cường xây dựng điểm bán hàng bình ổn gần các khu công nghiệp, khu tập trung nhiều sinh viên, công nhân cũng như có biện pháp hỗ trợ giá với người nghèo.

"Với cơ chế thị trường, chúng ta không thể quay lại thời bao cấp như trước nên những ý kiến về việc cấp thẻ giảm giá cho người nghèo, cho người thu nhập thấp khi mua hàng bình ổn giá phải xem xét lại", vị chuyên gia nói.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong tháng 3 này kết thúc chương trình bán hàng bình ổn giá năm 2010 trên địa bàn thành phố. Sở đã kiến nghị tiếp tục bán hàng bình ổn giá và đưa hàng về nông thôn trong cả năm 2011. Nếu có kế hoạch thực hiện bình ổn giá trong cả năm, doanh nghiệp sẽ chủ động chuẩn bị nguồn hàng, vốn và không bị động trước sự biến động của thị trường.

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ: Tiếp sức cho hàng triệu DN vượt khó
  • Cải cách hành chính: Những lo lắng đằng sau “cuộc chiến”
  • Chuyên gia tài chính Huỳnh Thế Du: Lại nói việc Nhà nước đừng làm thay doanh nghiệp !
  • Hiệu quả từ việc quảng bá sản phẩm tiết kiệm điện
  • Quy hoạch, bảo tồn, phát triển rừng đặc dụng: Đã có khung pháp lý
  • Để tăng trưởng đi cùng phát triển
  • Cảnh báo nợ của doanh nghiệp nhà nước
  • Hành trang vươn tới một quốc gia công nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi