Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các điều kiện hoạt động sản xuất tại Việt Nam tiếp tục giảm

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) phối hợp cùng với công ty Markit Economics vừa đưa ra công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 8/2012. Công bố cho thấy Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng đến mức cao của ba tháng nhưng hoạt động kinh doanh vẫn còn dấu hiệu của sự suy yếu. 

Kết quả chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam của HSBC tăng từ 43,6 điểm trong tháng 7 lên 47,9 điểm trong tháng 8 thể hiện các điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm thêm. Tuy nhiên, chỉ số của tháng 8 tương ứng với sự suy giảm nhẹ và là mức giảm yếu nhất kể từ tháng 5.

Sản lượng sản xuất tiếp tục giảm trong tháng 8 nhưng với tốc độ thấp nhất trong bốn tháng. Trong những phản hồi có suy giảm sản lượng tại nhà máy, các công ty thường nêu nguyên nhân là do số lượng các đơn đặt hàng mới thấp. Tương tự với khuynh hướng hoạt động sản xuất, khối lượng công việc mới cũng đã giảm chậm lại kể từ tháng trước. Đây là lần giảm thứ tư trong vòng bốn tháng với mức độ giảm nhẹ. Trong tháng này, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng giảm ở mức độ chậm hơn so với tốc độ giảm của đơn đặt hàng nói chung. Các công ty thường cho rằng việc giảm tổng số lượng đơn đặt hàng mới là do nhu cầu từ thị trường trong nước và quốc tế đều yếu.

Với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm thêm, lượng công việc chưa được thực hiện cũng đã giảm, các công ty nhìn chung cũng buộc phải giảm nhân công. Đợt cắt giảm nhân công trong tháng 8 là lần giảm thứ ba trong mấy tháng liên tiếp. Tuy nhiên, tỷ lệ cắt giảm việc làm vẫn còn khá nhỏ.

Hoạt động mua hàng tiếp tục giảm trong tháng 8 với tốc độ giảm chậm hơn đáng kể so với một tháng trước đó. Hoạt động mua hàng hóa đầu vào giảm đã góp phần làm tồn kho hàng mua tiếp tục giảm thêm trong tháng này. Trong khi đó, các công ty cho biết năng lực của nhà cung cấp vẫn được bảo đảm trong tháng khi thời gian giao hàng của công ty bán hàng tiếp tục được rút ngắn. Điều này một phần là do các nhà cung cấp có đủ lượng hàng hóa đầu vào vì nhu cầu đã giảm đi.

Chi phí đầu vào trung bình của các nhà sản xuất hàng hóa Việt Nam đã tăng trong tháng 8 từ đó kết thúc thời kỳ giảm trong suốt hai tháng. Thời điểm này, những người trả lời khảo sát cho biết giá của một loạt nguyên liệu thô đã tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá cả đầu vào chỉ là nhỏ. Mặc dù tăng chi phí, các công ty tiếp tục hạ giá bán trung bình của họ. Lần giảm giá xuất xưởng trong tháng 8 là lần giảm thứ tư trong bốn tháng, nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều so với tháng 6 và tháng 7. Các công ty giảm giá bán cho rằng họ làm vậy một phần vì áp lực cạnh tranh.

Bình luận về cuộc khảo sát chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam, ông Trịnh Nguyên - Chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC nói: “Mặc dù các điều kiện kinh doanh ở Việt Nam vẫn khó khăn, tốc độ xấu đi của ngành sản xuất đã chậm lại cho thấy các hoạt động kinh tế có thể sẽ dần hồi phục vào quý 4. Nhu cầu thị trường nước ngoài tiếp tục yếu kém dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu giảm. Với nhu cầu trong nước thấp, đặc biệt khi nhiều người Việt Nam cố gắng cắt giảm công nợ, GDP năm nay sẽ chậm lại còn 5,1% (so với 5,9% của năm trước). Với tỷ lệ lạm phát theo tháng tăng trở lại do giá hàng hóa tăng cao, với bằng chứng là giá cả đầu vào cao hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ can thiệp bằng cách tiếp tục giảm lãi suất thị trường mở và dựa vào các biện pháp hành chính để thúc đẩy tiêu dùng”.

(Theo dđdn)

  • Ts. Trần Du Lịch: Bước tranh kinh tế 2013 không quá ảm đạm
  • Đầu tư bệnh viện: Tiềm năng lớn nhưng ít người vào
  • Đặc khu kinh tế: Hành trình đang viết dở
  • Bất động sản đứng nhì về vốn FDI đăng ký trong 8 tháng
  • ASEAN: Cơ hội vàng từ hành lang kinh tế Đông Tây
  • Lạm phát thấp, lo tăng trưởng
  • CPI tăng trở lại, hiệu ứng mới cho nền kinh tế
  • Những 'đại ý tưởng' chết yểu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi