Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các dự án bãi đậu xe ngầm ở TP.HCM: Cơ hội bỏ lỡ quá lâu

Mô hình Công viên Lê Văn Tám với Dự án bãi đậu xe ngầm sẽ được khởi công vào ngày 8/8 tới.
Sau nhiều năm giậm chân tại chỗ, đến nay, một số dự án phát triển không gian ngầm tại TP.HCM đã hoàn tất thủ tục và chuẩn bị triển khai thực hiện.
 
Ông Lê Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) cho biết, sau gần 7 năm, kể từ khi có chủ trương cho phép đầu tư xây dựng bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám, trải qua nhiều khó khăn do thủ tục nhiêu khê, đến nay, các thủ tục về cơ bản đã hoàn thành và dự kiến, IUS sẽ chính thức động thổ dự án này vào ngày 8/8/2010.

Đó là dự án bãi đậu xe ngầm đầu tiên được khởi động. Dự án có vốn đầu tư 1.748 tỷ đồng, sẽ được xây dựng trong vòng 30 tháng, với 2 khu vực chính: khu để xe 5 tầng ngầm với khả năng chứa 2.025 xe máy, 1.250 xe ô tô, 28 xe buýt và xe tải, với tổng diện tích sàn tầng ngầm khai thác là 72.321 m2; khu thương mại 3 tầng, với tổng diện tích khai thác 30.904 m2.

Cũng không kém phần gian nan trong “hành trình” đầu tư bãi đậu xe ngầm là Dự án Bãi đậu xe ngầm Sân khấu Trống Đồng (12B Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, quận 1). Bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Phó tổng giám đốc Công ty Đông Dương – chủ đầu tư dự án này cho biết, các bước thủ tục thực hiện dự án đang rất thuận lợi và nếu không có gì thay đổi, Công ty Đông Dương sẽ khởi công xây dựng dự án này vào tháng 11/2010.

Theo thiết kế, Dự án Bãi đậu xe ngầm Sân khấu Trống Đồng có quy mô 7 tầng ngầm, tổng diện tích hơn 44.700 m2. Sau khi xây xong bãi đậu xe ngầm, Sân khấu Trống Đồng sẽ được xây dựng lại thành khu sân khấu ngoài trời có mái che bằng vật liệu nhẹ, có thể đóng mở khi cần thiết, với diện tích hơn 3.500 m2. Sau khi xây dựng xong, Sân khấu sẽ giao cho Thành phố quản lý, sử dụng.

Thật ra, không phải đến bây giờ, mà từ năm 2003, TP.HCM đã có chủ trương quy hoạch xây dựng bãi đậu xe ngầm. Theo đó, đã có 8 bãi đậu xe ngầm được quy hoạch trên địa bàn Thành phố, trong đó có 6 địa điểm đã được 5 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, gồm: 2 bãi đậu xe ngầm dưới công trường Lam Sơn và Bãi đậu xe Sân vận động Hoa Lư thuộc Công ty Đông Dương; Bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám do IUS làm chủ đầu tư; Bãi đậu xe Công viên Chi lăng do Công ty Hòa Bình làm chủ đầu tư; Bãi đậu xe Công viên Bách Tùng Diệp thuộc Công ty điện tử – tin học – hóa chất (Bộ Quốc phòng) và Bãi đậu xe tại Sân bóng đá Tao Đàn do Công ty TNHH T.T.C đầu tư.

Dù đã có chủ trương quy hoạch khá lâu, nhưng đến nay mới có 2 dự án kể trên “động đậy”, số còn lại vẫn nằm trên giấy. Sự chậm trễ trong việc xây dựng các công trình ngầm là do TP.HCM bị lúng túng trong quy hoạch. Đơn cử, Dự án Bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn do Công ty Đông Dương làm chủ đầu tư, sau nhiều năm đeo đuổi, cuối cùng đã hoàn tất thủ tục và ấn định ngày khởi công. Nhưng đến “phút 89”, Dự án đã bị UBND TP.HCM ngưng lại, vì lý do không hợp quy hoạch. Và phương án giải quyết hậu quả cho vấn đề này là Thành phố giao cho Công ty Đông Dương đầu tư bãi đậu xe ngầm Sân khấu Trống Đồng như đã nói ở trên.

Ngoài Dự án Công trường Lam Sơn, mới đây nhất, UBND TP.HCM cũng đã ngưng xem xét đầu tư xây dựng đối với 3 bãi đậu xe ngầm, gồm: Công viên Bách Tùng Diệp, Công viên 23/9 và Dự án ở đường Nguyễn Huệ, do không hợp với quy hoạch.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Tuấn cho rằng, việc phát triển không gian ngầm ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung là quá chậm so với các nước khác. Ở các thành phố trên thế giới, khi mức độ dân số tập trung đạt đến khoảng 1 triệu người là người ta đã tính đến việc xây dựng công trình ngầm. “Ở TP.HCM, dân số đã vượt 10 triệu người, nhưng không có công trình ngầm, nên lượng người lúc nào cũng dày đặc và thường xuyên bị kẹt xe”, ông Tuấn nói và nhấn mạnh rằng, muốn phát triển được hệ thống không gian ngầm, cần phải có quy hoạch tổng thể với tầm nhìn dài hạn và các tiêu chí rõ ràng.

(Theo Châu Kỳ // Báo đầu tư)

  • Kinh tế Việt Nam và các nước Châu Á vững vàng hơn so với dự báo
  • Tăng trưởng và những điều đáng lưu tâm
  • Nhiều công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ: Không chỉ lãng phí ngân sách
  • Bộ Chính trị: Không để sụp đổ Vinashin
  • Phát triển nhanh gắn với bền vững trong thập niên mới
  • Quan chức không môi giới dự án FDI
  • Tăng trưởng GDP 2010 “có thể vượt 6,5%”
  • KĐT Quan Nam - Thủy Tú (Đà Nẵng): Điểm nhấn sinh thái và phát triển cộng đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi