Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách nhìn của... “người ngoài”

Một sự kiện nhỏ, gần như vô danh trong vô số sự kiện thường ngày ở "ta" vừa diễn ra. Đó là việc Viện Chính sách chiến lược thuộc Bộ NN - PTNT công bố thực hiện dự án "Phân tích nhằm xây dựng chính sách đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội". Như tên gọi, mục tiêu dự án này là nhằm đánh giá toàn diện tác động kinh tế và xã hội của chính sách đất đai hiện hành đối với phát triển nông thôn. Để từ đó đề xuất các định hướng, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững mới. Nhưng về bản chất, việc thực hiện dự án này có thể sẽ trở thành tiền đề quan trọng trong hình thành nên các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hiệu quả hơn.
 
Bởi hai lý do. Một là: dự án có sự tham gia của các thành viên Trường Hành chính công John F.Kennedy, thuộc Đại học Harvard (Mỹ), và do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tài trợ. Hai: theo quan điểm người viết, thì chính sách đất đai của VN hiện chưa cân đối giữa yêu cầu phát triển kinh tế với phát triển nông nghiệp.

Nhưng tại sao hai lý do này lại là... quan trọng ?

Vì các thành viên Trường Hành chính công John F.Kennedy, thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đến từ một văn hóa khác, với những hệ quy chiếu khác, thậm chí tư tưởng khác... Và vì thế họ nghiên cứu những tác động từ chính sách đất đai của ta vào nông nghiệp ở tư thế một người đứng ngoài nhìn vào. Với khoa học, đây là xuất phát điểm quan trọng và cần thiết, vì nó đảm bảo tính khách quan, tính phản biện, trong nhiều trường hợp còn đưa tới kết luận bất ngờ so với kết quả nghiên cứu trong nước.

Mặt khác, với 80% dân số đang sống ở nông thôn, về bản chất, dù đóng góp của nông nghiệp vào GDP của VN hiện không chiếm tỷ lệ lớn nhất, thì ổn định khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn cứ là yêu cầu quan trọng nhất để ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. Mà nếu nhìn từ góc độ này, thì phải thừa nhận rằng, dù GDP của chúng ta đã tăng gấp nhiều lần, dù đời sống, thu nhập của người dân cũng tăng mạnh không kém, thì nông dân vẫn là những người... nghèo nhất, khổ nhất. Trong thực tế phát triển nông nghiệp, dù sản lượng lương thực đã tăng nhanh, diện tích đất canh tác tăng mạnh, nhưng trình độ hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp thì lại chưa theo kịp sự tăng ấy. Hoạt động nông nghiệp của ta vẫn ở mức độ manh mún, nhỏ lẻ cả về sản xuất, cả về thị trường. "Giấc mơ" về nền đại nông nghiệp với sự hình thành và đổ vỡ của mô hình hợp tác xã, nông trường từ mấy chục năm trước, đến nay vẫn chưa được hiện thực hóa. Ngay thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn đang bối rối và thực tế vẫn chưa có lời tốt nhất cho bài toán lấy đất nông nghiệp để phát triển kinh tế nói chung, nhưng vẫn ổn định và phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn

Thừa nhận thực tế này cũng là để nói rằng, ta đang rất cần cách nhìn của những "người ngoài", những kinh nghiệm, lựa chọn của nước ngoài, rất cần những phân tích, phản biện khách quan... để nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mà trong đó, chính sách đất đai đóng vai trò quan trọng nhất. Vì muốn cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp thì buộc phải thay đổi, điều chỉnh chính sách đất đai - vốn là yếu tố cần có đầu tiên nếu nói tới nông nghiệp, nông thôn. Nói "tây" nghiên cứu, để "ta" dùng là vì lẽ ấy.
 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Standard Chartered: Việt Nam tăng trưởng GDP 4,2% năm nay
  • Nhu cầu trong nước giúp Việt Nam giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế
  • Doanh nghiệp là trung tâm!
  • Quý I, GDP cả nước tăng 3,1% so cùng kỳ
  • Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Năm 2010: Việt Nam sẽ phục hồi đà tăng trưởng
  • Đang xây dựng đề án tái cấu trúc kinh tế Việt Nam
  • Đã thấy những tín hiệu phục hồi kinh tế đầu tiên
  • Suy giảm kinh tế đã chậm lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi