Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần 15 tỷ USD để hoàn chỉnh hệ thống giao thông

Để phát triển hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng cả đường bộ, đường sắt, hàng không đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh cần số vốn lên đến 250.000 tỷ đồng (tương đương 15 tỷ USD). Hiện 14 dự án giao thông trọng điểm cho quy hoạch này đang được thành phố giới thiệu và mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư.

 Theo quy hoạch của thành phố, các dự án được chia thành nhiều giai đoạn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau như BOT, BT… Về đường bộ sẽ xây dựng các trục chính đô thị, đường cao tốc đô thị trên cao, các tuyến đường sắt trong và ngoài đô thị, các đường vành đai… Bên cạnh đó, để hoàn thiện mạng lưới giao thông vùng, 6 tuyến đường cao tốc nối TP Hồ Chí Minh với Trung Lương, Long Thành - Dầu Giây; Vũng Tàu - Liên vùng phía Nam; Thủ Dầu Một - Chơn Thành và Mộc Bài cũng được triển khai.

 Trong giai đoạn gần (2008 - 2010) các dự án cần nhà đầu tư tham gia là: đường song hành Hà Huy Giáp (Q.12) dài 4km, dự kiến tổng vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng; nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 15 (Q.12, huyện Hoóc Môn, Củ Chi) vốn đầu tư 2.740 tỷ đồng; đường đi bộ trên cao số 3 chiều dài 7,3 km với vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng; các nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Vành đai 1 và 2 (Q.7) vốn đầu tư 19 triệu USD; xây dựng 4 bãi đậu xe cao tầng; các tuyến đường sắt đô thị như tuyến metro số 4, 5, 6 với tổng vốn đầu tư 2.704 triệu USD…

 Ông Lư Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các nhà đầu tư sẽ được ưu tiên về cơ chế, chính sách, hình thức huy động vốn; ưu tiên về giải phóng mặt bằng và giữ quỹ đất. Thành phố sẽ hỗ trợ về đền bù, giải phóng mặt bằng. Sở Quy hoạch và Kiến trúc đang rà soát lại điều chỉnh quy hoạch chung, lập quy hoạch chi tiết 1/2000 cho 80.000ha đất đô thị, công bố rộng rãi quy hoạch và quản lý chặt chẽ đất dành cho giao thông nhằm bảo đảm tính khả thi của quy hoạch….

 Cơ sở hạ tầng của TP Hồ Chí Minh hiện không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, gây ra kẹt xe, ngập nước triền miên. Trong khi đó, yêu cầu quỹ đất dành cho giao thông phải nằm trong khoảng 22-24% thì quỹ đất giao thông của thành phố chỉ được có 4,87%. Đáng lo hơn, mỗi năm quỹ đất dành cho giao thông phát triển chưa tới 2% thì lượng phương tiện giao thông lại tăng từ 10 đến 12%. Giải quyết bài toán này, thành phố cần mở rộng các biện pháp khuyến khích, có quy hoạch rõ ràng, có chính sách phù hợp mời gọi nhà đầu tư tham gia xây dựng để nhanh chóng đưa cơ sở hạ tầng theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội.

(Theo báo Hà nội mới )

  • “Cố đấm ăn...” golf!
  • Cảnh tỉnh với “số đẹp” GDP
  • Chính phủ ban hành 5 giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, Ưu tiên xuất khẩu và kích cầu
  • Quản lý việc sản xuất, kinh doanh rượu bia
  • Cà phê rơi giá: Nông dân cần hỗ trợ
  • Kích cầu và thông tin
  • Tọa đàm về ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
  • 12 giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi